Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Bệnh Celiac ảnh hưởng như thế nào tới làn da?
Celiac là căn bệnh nhạy cảm với chất gluten hay còn gọi là bệnh không thể dung nạp gluten. Gluten là một loại protein cực kì có nhiều dưỡng chất. Trên thực tế việc dị ứng với các protein có quá nhiều dưỡng chất là một điều dễ hiểu, gluten không là một ngoại lệ,celiac được coi là căn bệnh dị ứng với gluten, chúng được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, lúa mạch và lúa mì... nhắc đến dị ứng chắc chắc các bạn không khỏi nghi ngờ nó gây ra hậu quả lớn đến nhường nào tới làn da? Vậy bệnh Celiac ảnh hưởng như thế nào tới làn da?
Triệu chứng thường gặp bệnh Celiac
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Celiac (không dung nạp gluten) là gì? Bạn có biết khi nào thì bạn đã mắc triệu chứng này?
Những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac bao gồm
+ Tiêu chảy, kèm theo phân xám ở dạng lỏng hay hơi lỏng, thường có mùi hôi, và trông như có dầu và có bọt
+ Cân nặng giảm mạnh; cơ thể chậm lớn và phát triển (ở trẻ nhỏ)
+ Thường xuyên cảm thấy bị đầy hơi; phình bụng hoặc đau bụng
+ Miệng bị loét, cơ thể cảm thấy mệt mỏi; ốm yếu; xanh xao; phát ban hay chuột rút ở cơ
Tuy nhiên khi người lớn mắc bệnh Celiac thường gặp ít triệu chứng hơn trẻ em, do đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra thiếu máu bất thường. Một biểu hiện khác cực kì đặc trưng của bệnh Celiac là mụn rộp. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho làn da.
Nguyên nhân gây bệnh Celiac
Dị ứng với gluten là nguyên nhân chính gây ra bệnh Celiac. Khi người bệnh ăn thức ăn có chứa gluten, hệ thống miễn dịch của họ sẽ phản kháng lại protein gluten đồng thời gây ra tổn thương những mô lót trong ruột non. Ruột non không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng và người bệnh có thể trở nên suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng lâu ngày sẽ dẫn đến da dẻ bị trùng xệ, không căng bóng.
Nguy cơ mắc bệnh bệnh Celiac
Bệnh thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em khi chúng bắt đầu ăn thức ăn có chứa gluten và phát hiện ra tình trạng dị ứng của mình. Bệnh không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình, vì vậy không có gì lạ nếu con cái mình có hiện tượng của bệnh này trong khi bố mẹ cũng mắc phải.
Ở các trường hợp sau đây, chúng ta sẽ dễ bị nhiễm bệnh này hơn
+ Có thành viên trong gia đình bị bệnh Celiac hoặc bệnh Herpes;
+ Triệu chứng Down hoặc Turner;
+ Bệnh tuyến giáp tự miễn dịch;
+ Bệnh tiểu đường tuýp 1;
+ Triệu chứng Sjogren;
+ Viêm đại tràng.
Làm gì để tránh bệnh Celiac?
Chế độ ăn uống hợp lý
Bệnh Celiac không thể chữa trị được nhưng có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống không có gluten. Bạn có thể sẽ cần thảo luận với chuyên viên dinh dưỡng về cách ăn uống. Thực phẩm bổ sung để tăng chất dinh dưỡng và dùng thuốc để kiểm soát dị ứng có thể được sử dụng như:
+ Sữa và sản phầm chế biến từ sữa
+ Thịt, cá (không bọc bột hoặc tẩm sốt)
+ Trái cây
+ Rau
+ Gạo
+ Khoai
+ Bột (từ) gạo, đậu nành, bắp, khoai
Hầu hết thực phẩm chế biến từ hạt chứa gluten. Tránh những món này trừ khi nhãn hiệu đề rõ "gluten-free" hoặc "made with corn, rice, soy or other gluten-free grain"
Ngoài ra, hạt chứa gluten có thể thêm vào gia vị như "malt flavoring", "modified food starch" ... Những phụ chất chứa gluten có thể được dùng trong thuốc men, sinh tố, son môi, tem (bưu chính)...
Nói chung, chữa trị bệnh celiac hoàn toàn từ cách sống, ăn uống. Do đó, thận trọng trong việc đọc nhãn hiệu tất cả mọi sản phẩm sử dụng nhất là thức ăn. Đừng dựa vào thói quen, đọc nhãn hiệu mỗi lần dùng vì hãng sản xuất có thể thay đổi nguyên liệu bất cứ lúc nào
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
+ Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
+ Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn
+ Tham khảo một chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý dành cho bạn
+ Theo chế độ ăn uống không có gluten hằng ngày. Tiếp tục ăn theo chế độ ăn uống của riêng bạn, ngay cả khi bạn thấy khỏe mạnh
+ Sử dụng những thực phẩm bổ sung được chỉ định hay được kê theo toa thuốc
+ Tìm một nhóm hỗ trợ nếu bạn quan tâm về việc tham khảo từ những người mắc bệnh Celiac khác
+ Gọi cho bác sĩ nếu những triệu chứng không suy giảm sau 3 tuần theo chế độ ăn uống mới
+ Gọi cho bác sĩ nếu bị sốt đột ngột
Biến chứng bệnh Celiac
Bạn có thể bị thiếu dinh dưỡng
Khi bạn mắc bệnh celiac và không được điều trị, cơ thể của bạn không thể hấp thu được chất dinh dưỡng ở những loại thức ăn lành mạnh mà bạn ăn vào. Do vậy, bạn có thể bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là một số vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm sắt, vitamin D, canxi, folate và vitamin B12.
Vì khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn không chứa gluten, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể sẽ dần hồi phục trở lại và do vậy, tự bản thân bạn có thể giải quyết được tình trạng thiếu dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường thể lực nhanh hơn, đảm bảo bạn chỉ sử dụng vitamin không gluten. Đó chính là nguyên nhân gây ra việc trùng xệ của da bạn, dinh dưỡng không đủ khiến da thiếu đi sức sống, không được đẹp và căng bóng.
Không chỉ có vậy khi bạn uống rượu thường xuyên, chế độ sinh hoạt không hợp lý bạn sẽ gặp các triệu chứng như: mắt đỏ, mí mắt xệ, lỗ chân lông to, da khô do mất nước, má và mũi đỏ, khóe miệng hằn sâu. Quá trình lão hóa nhanh khiến các nếp nhăn hằn sâu. Rượu ức chế hoạt động của các enzyme chống viêm. Chất cồn khiến các lỗ chân lông nở to, mạch máu giãn khiến má và mũi tấy đỏ.
Bạn có thể bị tăng men gan
Bệnh celiac khá phổ biến với những bệnh nhân mới được chẩn đoán khi có tăng men gan. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, tăng men gan là một phần trong xét nghiệm máu, không chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng với gan. Những men này nên trở lại bình thường một khi bạn tuân theo chế độ ăn không gluten.
Một số bệnh nhân bị bệnh celiac có bệnh gan nghiêm trọng, bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn. Mặc dù nghiên cứu không đủ, một số bằng chứng cho rằng chế độ ăn không gluten có thể đảo ngược các bệnh gan này
Hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác của một số người khá kém vì vậy đối với họ bệnh celiac là một triệu chứng dị ứng khá trầm trọng. Đặc biệt là trong thời kì hiện đại như hiện nay, gluten có mặt ở hầu hết các loại đồ ăn nên số người được chẩn bệnh gia tăng gấp 4 lần so với 5 thập niên trước. Tỷ lệ số người bị chứng celiac là 1 trong mỗi 100 người cho thấy, ai cũng có thể có nguy cơ nhiễm bệnh này. Đừng để một phút lỡ làng làm hỏng cả làn da và tuổi xuân của bạn nhé.
Để tìm hiểu thêm xin ghé : 3/1 Hoàng Sa, P.Đakao,Q1
www.Shapeline.vn hoặc điện thoại : 0935.313.131-0908060709