Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
PHÒNG NGỪA THẾ NÀO ĐỂ SỐNG AN TOÀN VỚI COVID-19
Nếu bạn là người khỏe mạnh, không nhiễm bệnh covid-19 bạn phải làm gì lúc này?
Nếu bạn hoàn toàn chưa có bất kỳ sự tiếp xúc nào với người nhiễm bệnh covid-19 và hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có thể bạn thường cảm thấy sợ hãi và lo lắng trong đại dịch COVID-19 . Có lẽ bạn đang lo lắng rằng bạn hoặc những người bạn yêu thương sẽ bị nhiễm bệnh.
Trong thời gian này, hãy nhớ chăm sóc bản thân và quản lý căng thẳng của bạn, đồng thời thực hiện tốt các yêu cầu sau.
• Thực hiện nghiêm các quy định của các cơ quan thẩm quyền, tại nơi bạn sinh sống về quy định phòng chống dịch bệnh.
• Luôn luôn quan tâm và biết chăm sóc bản thân, xây dựng cho bạn môt cơ thể khỏe mạnh, nếu hệ miễn dịch của bạn tốt thì khả năng lây bệnh cho bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
• Bạn nên tiêm phòng vaccine ngay khi có cơ hội tiêm chủng.
• Hiểu biết hơn về dịch bệnh để giúp đỡ cho người thân và xã hội khí cần…
• Ăn uống lành mạnh.
• Ngủ đủ giấc.
• Hoạt động thể chất khi bạn có thể.
• Tránh xem hoặc đọc quá nhiều tin tức hoặc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội.
• Kết nối với bạn bè và gia đình, chẳng hạn như với các cuộc gọi điện thoại hoặc video.
• Thực hiện các hoạt động bạn thích, chẳng hạn như đọc sách hoặc xem một bộ phim hài hước.
Nếu bạn là người đã từng tiếp xúc với vùng dịch hoặc người nhiễm covid-19
Nếu bạn đã từng tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, hãy làm như sau:
• Gọi ngay vào đường dây nóng của bộ phận phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi bạn sinh sống để được hướng dẫn về địa điểm và thời gian làm xét nghiệm.
• Hợp tác, khai báo trung thực về lộ trình di chuyển và quá trình tiếp xúc để được truy vét, theo dõi nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi rút.
• Nếu chưa kịp xét nghiệm, hãy ở nhà tự cách lý và tránh xa những người khác trong 14 ngày.
• Trong khi bạn đang ở trong tình trạng cách ly, hãy tuân thủ quy định cách lý của cơ quan thẩm quyền đã ban bố, không ra khỏi nhà mua đồ, đi làm… bạn có thể gọi điện nhờ sự giúp đỡ của người khác, tuy nhiên phải giữ khoảng cách, không tiếp xúc.
• Giữ khoảng cách ít nhất 1,5 mét với những người khác, ngay cả với các thành viên trong gia đình của bạn.
• Đeo khẩu trang y tế để bảo vệ người khác, kể cả khi bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
• Vệ sinh tay bằng xà phòng và các chất tẩy rửa chuyên dụng thường xuyên.
• Ở trong một phòng riêng biệt và nếu không thể, hãy đeo khẩu trang y tế.
• Giữ phòng thông thoáng, tốt nhất không dùng điều hòa.
• Nếu bạn ở chung phòng với 1 ai, hãy kê các giường cách nhau ít nhất 1,5 mét.
• Theo dõi bản thân xem có bất kỳ triệu chứng nào trong 14 ngày.
• Gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào sau đây: khó thở, mất khả năng nói hoặc khả năng vận động, lú lẫn hoặc đau ngực hoặc bất kỳ triệu chứng bộc phát của bệnh covid-19.
• Hãy tích cực bằng cách giữ liên lạc với những người thân yêu qua điện thoại hoặc trực tuyến, và bằng cách tập thể dục tại nhà.
Bạn phải làm gì trước khi đặt lịch hẹn gặp bác sĩ để được xét nghiệm?
Để giảm thiểu sự lây lan và kịp thời dập dịch, cũng như thuận lợi cho 1 cuộc xét nghiệm nhanh, hiệu quả, hạn chế tiếp xúc với bất kể ai, vì vậy bạn cần làm nhưng thư sau:
▪︎ Hỏi xem bạn có cần phải làm gì trước không?
▪︎ Liệt kê chi tiết các triệu chứng ra một tờ giấy
▪︎ Ghi rõ lịch trình di chuyển và tiếp xúc của bạn trong thời gian gần đây
▪︎ Ghi rõ thông tin cá nhân, liên hệ, các bệnh lý nền nếu có, các dịch tễ liên quan đến gia đình bạn
▪︎ Ghi rõ các loại thuốc, vitamin, các chất bổ sung bạn đã dùng trong thời gian gần đây về số lượng và liều lượng
• Hãy chuẩn bị những câu hỏi để hỏi bác sĩ mà bạn đang thắc mắc như:
+ Tôi phải làm gì tiếp theo đây bác sĩ?
+ Đây có phải là triệu chứng tôi bị covid-19 không?
+ Tôi có phải xét nghiệm covid-19 hay một loại bệnh gì khác không?
+ Tôi có nên nhập viện không?
+ Tôi cần phải tuân thủ điều gì?
• Cuộc hen bác sĩ của bạn nên có 1 người thân đi cùng và phải đảm bảo các quy định phòng dịch và bạn nên di chuyên bằng phương tiện gia đình, thông thoáng và an toàn cho người cùng đi.
Nếu bạn đã nhiễm covid-19 và đang thực hiện cách lý tại nhà
Trong trường hợp bạn đã xét nghiệm và có kết qua dương tính với SACS-CoV-2 hay covid-19, và bạn được cách ly tại nhà. Mỗi đất nước đều có quy định riêng trong việc phòng chống và cách lý, tùy từng mức độ khác nhau. Dưới đây là những chia sẻ chung cho một người nhiễm covid-19 ở cấp độ không triệu chứng, nhẹ và trung bình, được cho phép tự cách ly tại nhà theo quy định của nước sở tại.
• Giữ bình tĩnh, không sỡ hãi, nếu bạn mất bình tĩnh và hoảng sợ sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trong hơn.
• Thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, nghỉ ngơi nhiều hơn và không lo lắng.
• Uống nước nhiều.
• Ăn trái cây hoặc uống nước trái cây nhiều nếu có.
• Theo dõi có bất kỳ biểu hiện nào không tốt thì gọi điện thoại ngay cho bác sĩ theo giõi bạn hoặc cơ sở y tế gần nhất.
• Cách ly một phòng riêng, có nhà vệ sinh khép kín, có đầy đủ dụng cụ cá nhân riêng của mình, hãy mở cữa sổ thông thoáng.
• Các rác thải phải bỏ vào túi bóng buộc kín để vào thùng rác để được xử lý và tiêu huy đúng quy định.
• Các vật dụng phải được lau chùi, khử khuẩn hàng ngày, và tránh không dùng chung với người khác.
• Cần có một số dụng cụ hỗ trợ như máy đo huyết áp, máy đo nhiệt kế, máy đo nồng độ oxi trong máu và nhịp tim…
• Điều quan trọng nhất cần làm là tránh lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người trên 65 tuổi hoặc những người có vấn đề sức khỏe khác.
• Nói với người khác rằng bạn bị ốm để họ giữ khoảng cách.
• Che khi ho và hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay.
• Đeo mặt nạ lên mũi và miệng nếu bạn có thể.
• Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là tay của bạn.
• Làm sạch và khử trùng các bề mặt thông thường như tay nắm cửa, mặt quầy và mặt bàn.
Nếu bạn đang ở trên lãnh thổ Việt Nam thì bạn phải làm gì?
Mỗi quốc gia đều có các quy định cụ thể về mức độ dịch bệnh và cách phòng chống, tiêm ngừa, điều trị và cách lý khác nhau, tại Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, dân số tâp trung đông đúc ở các thành phố lớn như tp.HCM, việc phòng chống dịch là rất khó khăn nếu mọi người dân không cùng chung tay và đoàn kết để cùng đẩy lùi dịch bệnh covid-19 này. Trước đây hầu hết các đối tượng thuộc diện F1 ( đối tượng đã tiếp xúc với người nhiễm) sẽ được cách ly tập trung tại các cơ sở chỉ định, còn lại các bệnh nhân đã nhiễm đều được cách lý, theo dõi và điều trị tại các cơ sở ý tế. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chính Phủ, Bộ Y tế đã ban hành thí điểm cách ly F1 tại nhà theo các quy định và tiêu chuẩn đề ra của BYT. Dưới đây là hướng dẫn của Bộ Y tế cụ thể cách ly tại nhà với F1 ở TP Hồ Chí Minh như sau:
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về điều kiện cách ly y tế tại nhà phòng chống dịch COVID-19, đối tượng áp dụng là những người được xác định tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 (gọi là F1).
Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị nơi cách ly
+ Là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập).
+ Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”.
+ Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.
+ Cạnh phòng cách ly y tế phải có một phòng riêng để nhân viên y tế thực hiện việc khám, lấy mẫu, theo dõi sức khỏe (bố trí bàn, ghế, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải sinh hoạt).
+ Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu: Phải đảm bảo khép kín, có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng;
+ Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy; mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm (khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng), có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”(còn được gọi tắt là thùng đựng chất thải lây nhiễm); thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh (sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải sinh hoạt).
+ Hướng dẫn của Bộ Y tế lưu ý: Không được dùng điều hòa trung tâm. Có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.
+ Trong phòng cách ly phải có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt; Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
+ Khu vực dành dành cho cách ly phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.
+ Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.
Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà
Bộ Y tế yêu cầu người cách ly tai nhà phải chấp hành nghiêm các quy định và thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương: Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi...
- Được bố trí suất ăn riêng;
- Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định;
- Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly;
- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. Đặc biệt khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone và báo ngay cho cán bộ y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly;
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người khác;
- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày theo hướng dẫn: Hàng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm ở trong phòng của người cách ly;
- Các rác thải thông thường được bỏ vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, buộc chặt miệng túi và đặt ra trước cửa phòng để thu gom hàng ngày;
- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.
- Theo hướng dẫn của Bộ Y tế người thuộc đối tượng F1 cách ly tại nhà phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 05 lần vào thời điểm ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly.
Yêu cầu đối với người ở cùng nhà:
Có cam kết với chính quyền địa phương và cùng ký cam kết với người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly; Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly;
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu có điều kiện, tốt nhất là chuyển toàn bộ người ở cùng nhà không thuộc đối tượng phải cách ly sang ở nhà/khu vực riêng biệt khác. Nếu không chuyển sang ở nhà/khu vực riêng biệt khác thì người ở cùng nhà với người cách ly không được tiếp xúc với người xung quanh, không đi ra ngoài khi không cần thiết và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc trong thời gian có người cách ly tại nhà;
Nếu trường hợp F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly phải có cam kết với chính quyền địa phương:
+ Không tiếp xúc với người cách ly; Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày;
+ Báo ngay cho cán bộ y tế khi người cách ly tự ý rời khỏi nhà hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, khó thở;
+Thu gom rác thải sinh hoạt của người cách ly hàng ngày;
+ Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly y tế);
+ Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế. Hạn chế ra khỏi nhà, thực hiện Thông điệp 5K của Bộ Y tế;
+ Thực hiện vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày.
+ Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 mẫu gộp cho tất cả người ở cùng nhà 05 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20, 28 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã chuyển đi ở nơi khác).
+ Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người cách ly.
Cách điều trị và phòng ngừa Covid 19 theo đúng quy định của bộ Y tế Việt Nam
Cách chăm sóc người nhiễm Covid-19
+ Động viên tinh thần: Cần động viên giúp người bệnh hiểu về Covid-19 cũng như cơ chế lây lan, giúp họ biết cách phòng tránh bệnh mà không hoang mang, lo lắng. Không để các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến người bệnh.
+ Cách ly: Cần sắp xếp cho người bệnh ở một phòng riêng biệt, thoáng khí, hạn chế tiếp xúc không cần thiết với người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan. Cần đeo khẩu trang y tế đúng cách cho cả người bệnh và người chăm sóc.
+ Không dùng chung vật dụng cá nhân: Các vật dụng cá nhân được khuyến cáo không nên dùng chung là lược chải đầu, chén, đĩa, dụng cụ trang điểm, dao cạo râu, bấm móng tay, bàn chải đánh răng, khăn, nón mũ, tai nghe… Nên khử khuẩn tất cả các vật dụng cá nhân sau khi đã sử dụng.
+ Vệ sinh, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc: Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus Sars-Cov-2 có thể tồn tại trên bề mặt tối đa lên đến 16 giờ, do đó cần vệ sinh khử khuẩn tất cả các bề mặt, đặc biệt là vật tiếp xúc như tay nắm cửa, công tắc điện, mặt bàn, ghế…
+ Rửa tay đúng cách: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch ít nhất 20 giây một lần, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
+ Bổ sung đầy đủ nước: Bổ sung nước và các khoáng chất đầy đủ, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải cho người bệnh.
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Sử dụng các thực phẩm cao năng lượng và giàu dưỡng chất. Năng lượng nên đạt 80%-100% nhưng không quá 110% nhu cầu.
+ Tập luyện: Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thể nhẹ, người bệnh có thể cách ly điều trị tại nhà, duy trì nghỉ ngơi, thư giãn. Người bệnh cũng cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, đặc biệt là người già.
Cách phòng ngừa Covid-19 (quy tắc 5K)
Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.
+ Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
+ Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế…
+ Khoảng cách: Giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác.
+ Không tụ tập đông người.
+ Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế.
12 lời khuyên giúp bạn tránh “chạm mặt” virus SARS-CoV-2 theo khuyến cáo của BYT
1. Rửa tay thường xuyên và cẩn thận
Sử dụng nước ấm và xà phòng rửa tay trong ít nhất 20 giây. Xoa bọt xà phòng từ vị trí cổ tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay. Xà phòng có khả năng sát khuẩn hiệu quả và bảo vệ bạn khỏi virus.
Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay khô khi đi ra ngoài. Nên rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi chạm vào đồ vật, kể cả điện thoại và máy tính xách tay.
2. Tránh chạm vào mặt
Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt với thời gian lên đến 72 giờ. Bạn có thể vô tình nhiễm phải virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn,…
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cần tránh chạm tay vào mặt và tránh cắn móng tay. Chỉ một lưu ý nhỏ nhưng có thể ngăn virus SARS-CoV-2 đi từ tay vào cơ thể của bạn.
3. Không bắt tay và ôm
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Khi người dương tính với virus SARS-CoV-2 ho, hắt hơi, bắt tay có thể khiến những người xung quanh bị lây nhiễm.
Virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua giọt bắn, do đó Bộ Y tế đã đề nghị người dân đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, đồng thời hạn chế bắt tay và tiếp xúc với người khác trong khoảng cách 2m.
4. Không dùng chung đồ vật cá nhân
Nếu bạn đang chăm sóc hoặc do đặc thù của công việc đòi hỏi phải tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19, bạn nên đặc biệt lưu ý không dùng chung đồ vật cá nhân với người bệnh, như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ dùng hoặc thiết bị điện tử.
Nếu có thể, bạn nên sử dụng riêng biệt phòng tắm với người bệnh. Nếu không thể, bệnh nhân Covid-19 nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
5. Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi
Virus SARS-Cov-2 được tìm thấy nhiều trong mũi và miệng. Điều này có nghĩa là virus gây bệnh Covid-19 có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus còn có thể tồn tại trên các bề mặt trong vòng 3 ngày.
Để phòng bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác, bạn nên dùng khăn giấy khi ho, hắt hơi và rửa tay cẩn thận ngay sau đó.
6. Lau và khử trùng bề mặt
+ Vệ sinh nhà cửa thường xuyên giúp loại bỏ hầu hết virus gây bệnh Covid-19 bám trên các bề mặt. Thời gian và phương pháp vệ sinh các bề mặt trong nhà như sau:
+ Vệ sinh các bề mặt mà bạn thường xuyên chạm vào hàng ngày, đặc biệt là sau khi có khách đến thăm nhà;
+ Tập trung vệ sinh các bề mặt mà bạn thường chạm tay vào như: tay nắm cửa, công tắc đèn, bề mặt kệ để đồ;
+ Làm sạch bề mặt khác trong nhà khi bị bẩn hoặc khi cần thiết. Việc vệ sinh cần được tiến hành thường xuyên nếu trong nhà có người mắc bệnh Covid-19. Trong trường hợp đó, bạn không chỉ cần làm sạch các bề mặt mà còn phải khử trùng toàn bộ ngôi nhà; Làm sạch bề mặt bằng các chất lau rửa dùng trong nhà có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy.
7. Giãn cách xã hội theo quy định của Bộ Y tế
Giãn cách xã hội là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người dân. Bằng cách giữ khoảng cách giữa người với người, gia đình với gia đình, cộng đồng với cộng đồng, giúp người dân đối phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Cụ thể, các nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động trong thời gian giãn cách, nhưng chủ doanh nghiệp phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc phải được giám sát, thực hiện chặt chẽ. Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách 2m tối thiểu giữa người với người.
8. Không tụ tập nơi đông người
Số ca bệnh Covid-19 thường ở mức cao tại địa điểm tổ chức sự kiện, các nơi tập trung đông người như: hội nghị, hội chợ thương mại, lễ hội, buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, hôn lễ hoặc các bữa tiệc lớn,… Hoặc cũng có thể bị phơi nhiễm bệnh trong quá trình đi lại như tại sân bay, trạm xe buýt, ga tàu hỏa, phương tiện công cộng,… Vì vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không nên tụ tập nơi đông người khi không thật sự cần thiết.
9. Tránh ăn uống ở nơi đông người
Ăn uống nơi đông người làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 do virus có khả năng bám trên các bề mặt của bát, đĩa, ly,… Ngoài ra, virus còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn, nguy cơ lây truyền cao hơn khi tập trung nơi đông người. Do đó, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nguy hiểm, người dân không nên ăn uống nơi đông người, nên mua thực phẩm chưa chế biến hoặc đồ ăn mang đi.
10. Rửa sạch đồ tươi sống
Rửa sạch đồ tươi sống trước khi ăn và chế biến. Theo khuyến cáo của CDC và FDA, người dân không nên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy để tẩy rửa những thực phẩm tươi, trái cây, rau quả. Đừng quên rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
11. Đeo khẩu trang
Trong danh sách những phương pháp phòng bệnh Covid-19, đeo khẩu trang được xem là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất. Khẩu trang được khuyến nghị là tấm chắn đơn giản và hiệu quả giúp ngăn ngừa giọt bắn từ đường hô hấp và không khí lây truyền cho những người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.
Tất cả người dân nên đeo khẩu trang tại những địa điểm công cộng, đông người, những nơi khó duy trì các biện pháp giãn cách, khi có tiếp xúc gần với những người không sống cùng nhà.
12. Tự cách ly khi bị bệnh
Khi có tiếp xúc gần với một người được biết hoặc nghi ngờ mắc bệnh Covid-19, cần phải chủ động tự cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan sang người khác trong trường hợp mắc bệnh. Dù hiện tại, bạn có thể cảm thấy khỏe, nhưng rất có thể bạn đã mang mầm bệnh Sars-Cov-2 trong người.
Mọi người nên tự cách ly trong khoảng thời gian 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người được biết hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 và phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Sau thời gian cách ly, người bệnh sẽ được xét nghiệm một lần nữa để đảm bảo không mắc bệnh, không có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.
Nhìn chung, để bảo vệ an toàn khỏi Covid-19, mỗi người cần thực hiện nguyên tắc
+ Chỉ ra khỏi nhà khi cần thiết.
+ Đeo khẩu trang y tế đúng cách, hạn chế tiếp xúc đám đông.
+ Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
+ Không khạc nhổ bừa bãi.
+ Luôn giữ ấm cơ thể, thực hiện ăn chín uống sôi, luyện tập thể dục thể thao.
+ Thường xuyên mở cửa sổ thay vì sử dụng điều hòa.
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch diệt khuẩn.
Những việc nên tránh trong quá trình phòng và điều trị Covid-19
+ Không hoảng loạn, không dự trữ thực phẩm, không tự ý di chuyển khỏi nơi cư trú, không lan truyền thông tin bịa đặt… là những việc làm cần tránh khi xuất hiện bệnh nhân Covid-19.
Đối với người bệnh, cần tránh những việc làm sau vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây nguy hiểm:
+ Không Hút thuốc.
+Không tự điều trị tại nhà, tự mua thuốc kháng sinh.
+ Không đeo nhiều lớp khẩu trang quá mức.
+ Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu có các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
Với người dân sống tại Việt Nam
+ Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế.
+ Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
+ Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng rồi rửa tay.
+ Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
+ Chỉ sử dụng các loại thực phẩm nấu chín.
+ Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loài động vật nuôi hoặc hoang dã.
+ Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Hiểu hơn về bệnh covid-19
Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm do một loại coronavirus mới được phát hiện đầu tiên từ thành phố Vũ Hán Trung Quốc gây ra.
▪︎ Hầu hết những người bị bệnh COVID-19 sẽ trải qua các triệu chứng nhẹ đến trung bình, có người không có triệu chứng và tự hồi phục mà không cần điều trị đặc biệt, theo nhiều tài liệu và thông kê thì loại virus này đặc biệt nguy hiểm với những người có bệnh nền và người cao tuổi, nhưng hình như lại không nguy hiểm với giới trẻ và trẻ nhỏ.
▪︎ Vi rút gây ra COVID-19 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt nước này có thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc bề mặt vật dụng.
Bạn có thể bị nhiễm khi hít bởi vi rút từ người đã nhiễm COVID-19, hoặc bằng cách chạm vào bề mặt bị nhiễm vi rút và sau đó đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
Làm gì để sống an toàn cùng dịch bệnh
Bệnh covid-19 do virus SARS-COV-2 thường gây ra viêm nặng trong cơ thể ( viêm phổi, hầu họng…) sự nguy hiểm khi cơ thể viêm nặng làm kích ứng phản ứng miễn dịch, chính vì vậy các liệu pháp điều trị thành công nhất là làm thế nào để kháng viêm và sử dụng thuốc nhằm ức chế miễn dịch, đây cũng là chìa khóa để các nhà khoa học tập trung nghiên cứu ra thuốc đặc trị, có rất nhiều cách có thểm làm giảm viêm và tăng cường miễn dịch mà chúng ta đã biết, không chỉ tốt cho quá trình chống chọi với dịch covid-19 mà còn rất hữu ích cho sức khỏe như:
• Về tinh thần: Sa sút về mặt tinh thần, lo lắng và sợ hãi sẽ là yếu tố làm mất khả năng miễn dịch và dẫn tới tình trạng sức khỏe, bệnh lý trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy luôn yêu đơi và luôn tư tin, không sỡ hãi trước bất kỳ chuyện gì sẽ xảy ra thì bạn sẽ vượt qua được một cách dễ dàng.
• Về dinh dưỡng: Ăn uống khoa học, điều độ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bởi thức ăn, nước uống chính là thuốc, vi vậy ăn uống không đúng cách chính là uống thuốc không đúng sẽ có các phản ứng phụ, không ăn uống những thực phẩm dễ gây viêm nhiễm như: Đồ nếp, dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ an nhanh, đồ cay, hạn chế thủy hải sản… Bổ sung những thực phẩm có tác dụng kháng viêm và tăng cường miễn dịch như: Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C, vitamin D, E, Kẽm, rau củ quả, các loại cá béo, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các dưỡng chất thiết yếu có nhiều trong Cam, chanh, gừng, sả, tảo biển, táo, nho, bơ, cá thu, cá hồi…
• Thường xuyên tập luyện thể dục: Các bài tập kết hợp với hít thở đúng cách sẽ giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và làm tăng khả năng miễn dịch, bạn có thể thiền định và tập yoga, bạn cũng có thể tìm một phương pháp tập luyện để phục hồi chức năng nếu bạn mất khả năng vận động, đau nhức cơ thể, xương khớp thì phương pháp tập luyện Shapeline bạn có thể tham khảo.
• Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ liên quan đến hệ miễn dịch và sức khỏe chúng ta, chính vì vậy hãy luôn chú ý đến một giấc ngủ khoa học đủ về số lượng lẫn cả về chất lượng giấc ngủ, mỗi ngày nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng.