Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Phục hồi sau đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm phổ biến, gây tử vong cao nhất hiện nay trung bình từ 20 đến 30 người tử vong trong vòng 1h do đột quỵ. Căn bênh này đang bị trẻ hóa tại việt nam, tính năng bệnh phức tạp khó điều trị và để lại di chứng nặng nề cho người sống sót, chính vì vậy cần có giải pháp phòng bệnh và phục hồi sau đột quỵ hiệu quả nhất là điều cần thiết, Hày cùng Shapeline tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Tài liệu xem thêm: tập luyện phục hồi sau đột quỵ | vật lý trị liệu phục hồi sau đột quỵ | cách giảm mỡ máu và gan nhiễm mỡ
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là căn bệnh liên qua đến sự tổn thương não bộ nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn một phần hoặc nhiều phần làm gián đoạn hoặc giảm chức năng máu lên não làm não bộ thiếu hụt oxy và dinh dưỡng để nuôi tế bào làm cho các tế bào não chết dần và mất chức năng, mức độ càng tăng cao khi các tế bào não chết càng nhiều sẽ nguy cơ đến tính mạng. Vì vậy khi người bị đột quỵ hoặc có triệu chứng đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, sau khi cấp cứu xong cần có biện pháp để phục hồi đột quỵ khoa học tránh và hạn chế các dị chứng bệnh lý và tái phát..
Đột quỵ và tai biến mạch máu não có khác nhau không?
Không chỉ là thắc mắc của riêng bạn mà còn của rất nhiều người.
Thực chất, đột quỵ và tai biến mạch máu não là tên gọi của cùng một bệnh. Đây là 2 cụm từ để chỉ tình trạng bệnh lý cấp tính gây ra bởi sự thiếu máu đột ngột của toàn bộ hay một phần não bộ. Khi thiếu máu ở vùng này, màng ôxy và chất dinh dưỡng nuôi não sẽ không đến được các tế bào não, khiến cho các tế bào não sẽ chết đi. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri thức, vận động và cảm giác của những vùng cơ thể do phần não bị tổn thương chi phối, khiến một bộ phận cơ thể bị tê, yếu, liệt nửa người hoặc hôn mê và có thể tử vong do máu tràn vào não thất với hai dạng chính là đột quỵ do thiếu máu ( nhồi máu não) và đột quỵ do xuất huyết não (chảy máu não), nhồi máu não chiếm khoảng 80% nguyên nhân đột quỵ não, 20% còn lại của đột quỵ não là chảy máu não (xuất huyết não)
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Chiếm khoảng trên 80% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ não do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn của não do tắc, hẹp mạch máu não hoặc hạ huyết áp, cản trở quá trình máu lưu thông lên não, trường hợp này cũng có thể gọi là nhồi máu não.
Đột quỵ do xuất huyết não
Đột quỵ do xuất huyết não (chảy máu não) là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi khởi phát bệnh là tại các mạch máu nuôi não khi dòng máu bị chặn lại hoặc một mạch máu trong não bị vỡ thì đột quỵ nói lên sự cấp tính của bệnh. Dù vậy, cả hai cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột, nguy hiểm của bệnh và chung quy là đều có thể khiến một người đang bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với các di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Căn bệnh này có khả năng xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ nghề nghiệp nào. Nhiều người cho rằng bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng kể cả người trẻ hay thậm chí trẻ em cũng có thể bị đột quỵ não.
CÁC YẾU TỐ GÂY ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
- Di truyền: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu.
- Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
- Huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não, có trường hợp do hạ huyết áp quá thấp..
- Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
- Thừa cân: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần.
- Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
- Một nguyên nhân đột quỵ hay tai biến mạch máy não hiện nay được coi là yếu tố làm trẻ hóa bệnh đột quỵ là Stress, Stress là nguyên nhân dễ hình thành cục máu đông cũng như gây tổn thương các thành động mạch..
- Ông cha ta thường nói "Tức bầm gan tím ruột" câu nói này đa cho ta thấy rằng Lá Gan rất ảnh hưởng đến cơ thể và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tợi căn bệnh Đột quỵ, bởi chức năng của gan vô cùng quan trọng không chỉ thanh lọc giải độc mà còn là kho chứa máu chính của cơ thể xem ngay Bài viết về Gan "Bách bệnh sinh ra từ đâu"
Một số triệu chứng đột quỵ não thường gặp là
Các triệu chứng gây đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người nên các triệu chứng cũng khác nhau, nên khi có triệu chứng nhỏ chúng ta cũng cần cảnh giác và luôn phòng bệnh, một số triệu chứng phổ biến như:
- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
- Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
- Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
- Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Nếu có triệu chứng trên thì nên khẩn trương gọi xe cấp cứu số 115 ngay và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Cách sơ cứu đột quỵ khi chờ xe cấp cứu?
Trong lúc chờ xe cấp cứu, người nhà bênh nhân cần sơ cứu đột quỵ não như sau:
- Đầu tiên là tránh cho bệnh nhân bị té ngã, vì té ngã có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Nên để người bệnh nằm nghiêng qua một bên, cho ói hết thức ăn, móc hết đàm nhớt trong họng để người bệnh dễ thở.
- Lưu ý, người nhà không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp nếu không có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là không nên cạo gió…
- Với những trường hợp nặng, cơ sở y tế ở xa thì việc chuyển người bệnh cũng cần phải cân nhắc. Tốt nhất là nên gọi xe cứu thương.
Các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ hạn chế được tử vong hay di chứng liệt nặng, tàn phế do đột quỵ não gây nên.
Trường hợp chờ cấp cứu quá lâu huyết áp người bệnh lên cao quá mức chúng ta có thể dùng những cách sau để hạ huyết áp
► Dùng kim khử trùng hoặc nung lửa khử trùng chích đầu ngón chân út và ngón tay út rồi vuốt máu ra, cách này đơn giản nhưng rất hiệu quả và cũng an toàn..
► Để 2 ngón tay phía mép trên của huyệt Hạ quản và huyệt Thính cung rồi vuốt mạnh xuông dưới (nhìn theo hình dưới)..
Trường hợp đột quỵ do nhồi máu não và huyết áp thấp thì tuyệt đối không được lể nặn, với trường hợp này chúng ta có thể để 2 ngón tay phía dưới Huyệt Hạ quản và Huyệt Thính cung rồi đẩy lên phía trên, dùng tay vuốt nhẹ 2 bên cột sống từ dưới thắt lưng lên gáy, dùng cách này huyết áp sẽ tăng và hạn chế máu tắc nghẽn lên não..
Cách phòng tránh đột quỵ và tai biến mạch máu não?
Do diễn biến nhanh, nguy cơ gây tử vong cao nên việc chủ động phòng chống đột quỵ tai biến từ sớm là rất quan trọng. Để phòng bệnh hơn trĩ bệnh, bạn nên:
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ tai biến như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… và điều trị triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thay đổi lối sống tích cực
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc, phẩm sữa ít chất béo, tránh những thức ăn quá mặn, quá ngọt, nhiều chất béo; vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe…); tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái, đồng thời hạn chế rượu bia và loại bỏ thuốc lá.
Chủ động chăm sóc não, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu
Đây được xem là phương pháp bền vững dự phòng nguy cơ đột quỵ não xảy ra.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ
Khả năng phục hồi sau điều trị đột quỵ não
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian cấp cứu sẽ có khả năng phục hồi khác nhau. Những trường hợp bệnh nhẹ, liệt một nửa cơ thể và bệnh nhân ở độ tuổi trẻ sẽ có khả năng phục hồi cao hơn người bệnh đã liệt toàn thân. Nếu tình trạng người bệnh bị vỡ mạch máu não, người cao tuổi...thì khả năng phục hồi rất thấp.
Tỷ lệ tử vong do đột quỵ hay tai biến vào khoảng 15% -> 20%. Để tăng cơ hội sống sót, người bệnh cần được cấp cứu sớm nhất và được can thiệp cấp cứu kịp thời và đúng cách.
Trên 30% bệnh nhân đột quỵ có thể đi lại, phục hồi sức khỏe, 30% bệnh nhân bị tàn phế suốt đời. Khả năng phục hồi 100% là rất khó, tuy nhiên nếu chăm sóc và phục hồi đột quỵ đúng cách, kết hợp vật lý trị liệu và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể phục hồi trên 90%.
PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ VÀ SAU TAI BIẾN
Những người sau đột quỵ thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tri thức, vận động và cảm giác của những vùng cơ thể do phần não bị tổn thương chi phối, khiến một số bộ phận trên cơ thể bị tê, yếu, liệt nửa người hoặc toàn thân, méo miệng, nói ngọng, teo tay chân.. vì vậy phục hồi sau đột quỵ hay tai biến mạch máu não là điều cần thiết tránh trường hợp bị tai biến lại..
Phục hồi sau đột quỵ cần phải kết hợp nhiều yếu tố như ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt và thể dục thể thao, thậm chí là uống thuốc, nhưng cần thiết nhất là tập luyện phục hồi sau đột quỵ và tập vật lý trị liệu phục hồi sau đột quỵ..
Phương pháp tập luyện phục hồi sau đột quỵ tại Shapeline Việt Nam
Với ứng dụng thành công phương pháp tập luyện phục hồi sau đột quỵ đến từ Áo giúp cải thiện người bệnh sau đột quỵ sớm trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường và cũng là phương pháp phòng bệnh đột quỵ và ngăn ngừa đột quỵ tái phát hiệu quả nhất.
Phương pháp phục hồi sau đột quỵ và tai biến bằng tập luyện shapeline là sự kết hợp hoàn hảo trên 6 cỗ máy được các nhà khoa học, bác sỹ thể thao, bác sỹ vật lý trị liệu và điều dưỡng được nghiên cứu nhiều năm ở Châu âu và được kiểm tra khắt khe trên cơ thể con người dựa trên 7 trung tâm năng lượng vận hành hít thở được hỗ trợ âm thanh độc quyền theo thuật thôi miên y khoa và yoga. Sự kết hợp khi tập vật lý trị liệu làm cho các kinh mạch được đã thông, ngăn ngừa các bệnh lý. Đồng thời có tác dụng rất cao trong việc chưa trị các căn bệnh thường gặp hiện nay như: Đau cột sống, đau thắt lưng, tê phù chân tay, nhức mỏi cơ thể, tê liệt, bệnh trầm cảm, lãnh cảm, bệnh phụ khoa của chị em, khó tiêu hóa, đặc biệt làm cho cơ thể được thoải mái khi bạn cảm thấy áp lực và căng thẳng sau những ngày làm việc mệt mỏi và lo toan trong cuộc sống. Đây được coi là phương pháp tập vật lý trị liệu đặc biệt có sự kết hợp sóng não, có tác dụng không chỉ làm giảm đau xương khớp, phục hồi sau chấn thương, sau phẩu thuật cũng như phục hồi sau đột quỵ và tai biến mà còn tác dụng cho cơ thể gọn gàng, eo thon, dáng đẹp, tâm trí và tinh thần được thư giãn, khỏe mạnh hơn. xứng tầm là nời chăm sóc sức khỏe uy tín tại Việt Nam
Thứ tự tập luyện để phục hồi sau đột quỵ dựa trên 6 cỗ máy sau
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sau khi bị đột quỵ và tai biến để có cách phục hồi từng máy khác nhau.
Máy số 1: Kích thích phần bụng và phần phụ khoa, đường tiêu hóa và đường ruột..
Máy số 2: Kích thích làm thông khí huyết toàn phần chân, từ lòng bàn chân đến khớp gối và khớp háng..
Máy số 3: Kích thích làm thông khí huyết toàn phần chân đến phần bụng và cơ tay..
Máy số 4: Kích thích và phục hồi phần thắt lưng, phần cột sống cổ và khớp háng...
Máy số 5: Phục hồi và cân chỉnh lại toàn bộ cột sống và khớp vai...
Máy số 6: Máy này cân chỉnh, điểm huyệt bằng sóng phần lưng và cho toàn thân dựa trên 7 trung tâm năng lượng chính của cơ thể..
Đây là một hệ thống máy tập vật lý trị liệu kết hợp cả âm nhạc trị bệnh độc quyền , xứng đáng là một cách phục hồi sau đột quỵ và sau tai biến tốt nhất tphcm cho bất kỳ mọi đối tượng kể cả những bệnh nhân bại liệt và mất khả năng vận động mà hoàn toàn không mất sức, phục hồi toàn thân mà không cần uống thuốc và phẩu thuật.
Các di chứng sau đột quỵ não thường gặp
Đột quỵ não khiến não bị tổn thương, để lại nhiều di chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Liệt vận động: Liệt vận động bao gồm liệt nửa người, liệt cả người hoặc liệt chân, tay...
Rối loạn ngôn ngữ: Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói không đúng từ, thậm chí là không nói được do vùng não có chức năng ngôn ngữ bị thương tổn.
Nhận thức giảm: Di chứng nguy hiểm của Tại biến hay đột quỵ là mất trí nhớ, Suy giảm nhận thức khiến người bệnh không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ như trước đây.
Mắt mờ: Sau tai biến mạch máu não nhiều bệnh nhân bị mờ một bên mắt hoặc cả hai mắt, nếu không được điều trị, mờ mắt có thể là dấu hiệu rối loạn thị giác sau tai biến.
Rối loạn tiểu tiện: Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
Chăm sóc và phục hồi sau đột quỵ
Việc chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ cần chú ý đến các vấn đề như: Chăm sóc tâm lý, Chăm sóc vệ sinh, chăm sóc dinh dưỡng để quá trình hồi phục sau tai biến mạch máu não đạt kết quả tốt nhất.
Chăm sóc phục hồi về tâm lý
Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ... khiến bệnh nhân bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.
Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh, giúp người bệnh tự tin hơn vê mặt tinh thần và tâm lý.
Chăm sóc dinh dưỡng
Bên cạnh chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng của người bệnh nhồi máu não rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh lành và ngăn ngừa tái phát. Nếu có điều kiện, gia đình, người thân có thể mời chuyên gia dinh dưỡng đến khám và tính nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của người bệnh. Từ đó xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, đảm bảo đủ năng lượng cho người bệnh và dễ tiêu, không ảnh hưởng đến bệnh.
Xem thêm: Người ốm dậy nên ăn gì?
Chăm sóc vệ sinh
Do người bệnh phải nằm một chỗ quá lâu, ngoài ra phải đối mặt với các di chứng khác như: Liệt vận động, rối loạn tiểu tiện... vì vậy việc chăm sóc giữ vệ sinh cho người bệnh nhồi máu não có vai trò đặc biệt quan trọng.
Cần giữ da người bệnh luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh lở loét, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ có thể xoa bóp và di chuyển người bệnh để máu được lưu thông.
Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, nhiệt độ ấm, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm từ 37 - 45 độ. Thời gian tắm từ 5 - 7p và không tắm buổi tối.