Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ BỔ SUNG DINH DƯỠNG TĂNG MIỄN DỊCH CHỐNG COVID-19
Nhân loại đang phải chống chọi với hàng loạt thiên tai, dịch bệnh, và đặc biệt là sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn trong khoảng thời gian gần đây như viruscorona hay covid 19, cần phải mất rất nhiều thời gian mới nghiên cứu được vắc xin và thuốc đặc trị virus này, thời gian này phòng bệnh nhằm ngăn ngừa sự lây lan bằng biện pháp 5K tại Việt Nam đang phát huy được tính hiệu quả, hợp lý, song song phải biết nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch bằng cách ăn uống, bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết, khoa học là cần thiết và phù hợp để chống lại chúng.
Dinh dưỡng tăng cường miễn dịch chống covid
Vai trò dinh dưỡng liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta
Một người ăn uống đầy đủ các yếu tố vi lượng ( kẽm, vitamin các loại, khoáng chất, protein, đạm...) chất lượng cao, thường ít bệnh tật và có sức khỏe tốt hơn so với những người bị các căn bệnh mãn tính như, tiểu đường, gút, huyết áp, tim mạch, ung thư và HIV... rõ ràng những người bị những căn bệnh trên đều liên quan đến hệ miễn dịch và đa số đều liên qua đến ăn uống, dinh dưỡng không lành mạnh. Chính vì thế chế độ ăn uông và chế độ dinh dưỡng đóng vài trò rất quan trọng tới hệ miễn dịch, còn đối với hệ miễn dịch lại chính là chìa khóa để chống lại sự thâm nhập và tiêu diệt các loại virus (vi rút), vi khuẩn mỗi khi chúng thâm nhập vào cơ thể.
Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào để chống lại covid 19
Theo rất nhiều nguồn tin chính thống, diễn biến lâm sàn của bệnh nhân covid-19 có xu hướng trầm trọng hơn ở những người lớn tuổi và những người có bệnh nền mãn tính như: Tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận, ung thư... Với những căn bệnh này đều liên quan đến hệ miễn dịch và chế độ ăn uống, dĩnh dưỡng. Tuy nhiên đây là vấn đề chưa có số liệu chính xác. Nhưng cũng đủ để nói lên chế độ ăn uổng và bổ sung dinh dưỡng lành mạnh đóng vài trò rất quan trong cho quá trình phục hồi, phòng và trị bệnh covid-19.
Một số yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết khi bạn bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và bệnh covid-19 bao gồm.
Mặc dù chưa có số liệu chính xác về mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân covid-19, nhưng nó đã được chứng tỏ đối với các bệnh nhiễm trùng, thì các thành phần dinh dưỡng sau đây là rất cần thiết:
Vitamin D
Nhiều nghiên cứu lâm sàn và nghiên cứu tổng hợp cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm viêm và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính được cho là do vi rút (virus), các bệnh cúm theo mùa kể cả đại dịch H1N1 gây ra vào năm 2009, Bổ sung vitamin D phù hợp các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, nên bổ sung liều từ 1000 IU dến 2000 IU cho người trưởng thành khi bạn bị virus và bệnh cúm tấn công. Vì vậy duy trì đủ lượng vitamin D là đặc biệt quan trọng, vitamin D được sản xuất trong da của chúng ta khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy mỗi ngày hãy dành ít nhất 15 phút phơi nắng buổi sáng để có lượng vitamin D tự nhiên, hoặc bạn có thể bổ sung trong các thức ăn, nước uống mỗi ngày bằng chế độ ăn phù hợp. Mặc dù tại thời điểm này chưa có số kiệu cụ thể bổ sung vitamin D sẽ giảm bệnh covid-19 hay không, nhưng các phương pháp phục hồi bệnh nhân covid-19 hiện cho kết quả tôt nếu lượng vitamin D không bị thiếu...
Kẽm
Kẽm là một thành phần của nhiều enzyn trong các tế bào trên khắp cơ thể, nếu kẽm thiếu sẽ hạn chế khả năng đáp ứng miễn dịch đầy đủ của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiều nghiên cứu và phân tích tổng hợp ngẫu nhiên có đối chứng RCT đã chỉ rằng bổ sung kẽm qua đường uống làm giảm 35% tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, rút ngăn thời gian các triệu chứng cúm xuống khoảng vài ngày và bệnh được cải thiện hơn ban đầu. Liều dùng khuyên cáo từ 20 mg đến 90 mg/ ngày. Bổ sung Kẽm qua một số thuốc hoặc các thức ăn chứa nhiều kẽm vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
Vitamin C
Vitamin tăng cường chức năng của nhiều enzyn trên toàn cơ thể bằng cách giữ các ion kim loại, nó cũng hoạt động như một chất chống oxi hóa, nhằm hạn chế viêm và nhiễm trùng, tổn thương mô liên quan đến quá trình phản ứng miễn dịch, trong một số nghiên cứu việc bổ sung vitamin C đã chứng minh làm giảm đáng kể nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, co thắt phổi và bệnh tim... Liều dùng từ 1g đến 3g/ngày ( cần có sự hướng dẫn của bác sĩ).
Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại các gốc tự do trong cơ thể nhằm làm giảm tác dụng phụ do tổn thương phổi.
Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào bằng cách tạo ra sự biệt hóa cao hơn trong các tế bào T (tế bào miễn dịch) chưa trưởng thành. Vitamin E cũng có thể giúp cải thiện thời gian phục hồi cơ quan trong cơ thể sau khi điều trị bức xạ.
Vitamin tổng hợp
Vitamin tổng hợp là sự kết hợp của nhiều loại vitamin khác nhau và thường được cân nhắc sử dụng khi cơ thể không thể hấp thu vitamin qua chế độ ăn uống hoặc đang trong giai đoạn bệnh tật, mang thai, dinh dưỡng kém, rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn sử dụng đúng cách, vitamin tổng hợp có tác dụng vượt trội trong việc bù đắp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể và tăng hệ miễn dịch, làm phục hồi sức khỏe tốt hơn cho bạn...
Lưu ý:
• Nếu muổn bổ sung các loại vitamin bạn cần tự vấn của các chuyên gia y tế, đồng thời tránh bất kỳ chất bổ sung nào quảng cáo cho sức khỏe không rõ ràng.
• Không nên coi chất bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng để thay thế cho một chế độ ăn uống tốt và lành mạnh, bởi không có chất bổ sung nào chứa tất cả những lợi ích mà thực phẩm tự nhiên mang lại cho bạn.
Một số thói quen làm tăng miễn dịch chống covid-19
Ăn uống lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh như: Ăn đúng giờ, ăn đúng cách, lên menu thực đơn đa dạng và cân bằng, ưu tiên 1/2 rau và trái cây, 1/4 các loại ngũ cốc nguyên hạt, 1/4 protein, các loại dầu thực vật lành mạnh. Uống nước lọc đun sôi, cafe, trà xanh, trà thảo mộc.
Tập thể dục mỗi ngày
Mỗi ngày hãy dành thời gian từ 30 đến 60 phút để tập thể dục như: Bơi, đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bài tập dưỡng sinh, các bài tập nằm trên giường cho các người khó khăn trong vận động, kết hợp hít thở đúng quy luật tự nhiên.
Uống đủ nước
Nước chiếm đa số cơ thể, nước cần phải uống đủ, uống đúng cách, tùy thuộc vào trọng lượng của cơ thể để bạn uống đủ với lượng nước cho cơ thể, quân bình lấy trọng lượng x 2,4 lít nước tối thiểu, ví dụ nặng 100 kg thì uống mỗi ngày từ 2,4 - 2,6 lít nước, nếu bạn có triệu chứng sốt cao bạn cần uống lượng nước nhiều hơn, uống tùng ngụm, uống từ từ, không uống nước quá lạnh, nên uống nước ấm.
Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc thì sức khỏe sẽ giảm sút, miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm, vì vậy cần lên cho bạn một lịch ngủ mỗi ngày, ngủ đúng giờ và thức đúng giờ, nên ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng/1 ngày ( tùy vào độ tuổi), trẻ con nhu cầu ngủ sẽ nhiều hơn người già.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá là có hại cho sức khỏe chính mình và đối với mọi người xung quanh, hàng loạt nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuốc lá đối với hệ miễn dịch, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đên hệ hô hấp, tim mạch, huyết áp và covid-19... Vì vậy hãy quyết tâm bỏ ngay thuốc lá nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch này.
Hạn chế rượu bia
Bia rượu liên quan đến hệ miễn dịch, uống vừa phải sẽ có tác dụng tích cực cho sức khỏe, nhưng nếu quá lạm dụng và uống quá quy định sẽ là sự tàn phá hệ miễn dịch, tàn phá gan và bao tử của bạn, thậm chi dùng bia rượu quá mức có thể gây nghiện và ảnh hưởng hệ thần kinh, giảm tuổi thọ...
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay là cách tốt nhất để hạn chế các loại vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng tấn công vao cơ thể chúng ta, mỗi khi có bất kỳ một thành phần lạ đột kích vào cơ thể thì ngay tức thì khả năng tự miễn dịch của cơ thể sẽ sinh ra và đánh tan đội quân xâm nhập, chính vì vậy miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm, chính vì thế hãy thường xuyên rủa tay bằng những chất kháng khuẩn phù hợp không chỉ bảo vệ được hệ miễn dịch và mà cách tốt nhất hiện nay để phong tránh covid-19.
Luôn đeo khẩu trang
Hầu hết các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đều đột nhập vào cơ thể chúng ta qua đường miệng, mũi, thậm chí là tai và mắt, chính vì vậy hay luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường và khi tiếp xúc với môi trường dịch bệnh, đeo khẩu trang cũng là một yêu cầu bắt buộc để chông lại các dịch bệnh cảm cúm, viruscorona, covid-19 hiện nay.
Không căng thẳng
Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng sẽ làm cho bạn mất cân bằng hơi thở, làm cho hocmone bị rối loạn, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những người thường luôn căng thẳng hay mắc các căn bệnh về phổi và đường ruột (bao tử) và làm suy giảm hệ thông miễn dịch của bạn...
Thiền và thở đúng cách
Hãy thử các bài tập thiền định, tĩnh tâm, và tập trung vào nhịp hít thở nhẹ nhàng sâu lắng làm giảm sự lo lắng, ổn định lại tâm trị, phục hồi được nhịp thở làm khí huyết lưu thông, miễn dịch của bạn cũng sẽ tăng lên rất nhiều...
Những thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống trong mùa cúm virus
Tỏi:
Hầu hết ai cũng biết tỏi là một cực phẩm gia vị được sử dụng trong hầu hết mọi gia đình. Tỏi không chỉ là một thực phẩm ngon mà nó được coi như một loại thảo dược quý từ xa xưa. Các thành phần dược lý trong tỏi giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng khả năng đề kháng và miễn dịch và kháng vi rút (virus) cho cơ thể. Mỗi người nên dùng từ 2 gam đến 3 gam tỏi cho một bữa ăn.
• Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chỉ ra rằng tỏi tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào miễn dịch bảo vệ, có thể bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi rút (virus) gây nên
• Trong một nghiên cứu ở người lớn bị mụn cóc do vi rút (HPV) gây ra, thoa tinh chất tỏi lên các khu vực bị ảnh hưởng 2 lần mỗi ngày đã loại bỏ mụn cóc của họ sau 1-2 tuần.
• Ngoài ra, các nghiên cứu trên trong phòng thí nghiệm cũ hơn lưu ý rằng tỏi có thể có hoạt tính kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm A và B, HIV, HSV-1, viêm phổi do vi rút (virus) và rhinovirus, nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường . Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại còn thiếu giữ liệu chính xác, cần được nghiên cứu bổ sung thêm
Gừng:
Không thể phủ nhận rằng gừng là một loại thực phẩm làm gia vị rất thơm ngon mà nó còn là một loại thảo mộc được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian. Đặc biệt là điều trị trúng gió, cảm cúm và cảm lạnh…
• Ngoài ra, các hợp chất cụ thể trong gừng, chẳng hạn như gingerols và zingerone, đã được tìm thấy để ức chế sự nhân lên của vi rút và ngăn chặn vi rút (virus) xâm nhập vào tế bào vật chủ.
• Các sản phẩm từ gừng, chẳng hạn như elixirs, trà và kẹo ngậm, là những biện pháp tự nhiên phổ biến - và vì lý do chính đáng. Gừng đã được chứng minh là có hoạt tính kháng virus ấn tượng nhờ vào nồng độ cao của các hợp chất thực vật mạnh
• Nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng chiết xuất gừng có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm gia cầm, RSV và calicivirus ở mèo (FCV), có thể so sánh với norovirus ở người
• Các nghiên cứu đã liên tục chỉ ra rằng 1 gram gừng trở lên có thể điều trị thành công chứng buồn nôn
• Gừng cũng có đặc tính chống viêm mạnh và có thể giúp giảm đau
• Một nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ bị ung thư ruột kết cho thấy rằng 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm các dấu hiệu viêm ruột kết giống như aspirin
Tảo xoắn:
Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12, 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong đó β-Caroten khoảng 1700 mg (tăng thêm 1000% so với cà rốt), 0,5 mg axít folic,inosit khoảng 500-1.000 mg)
• Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít linoleic 13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các thực phẩm tự nhiên khác
• Tảo Spirulina có chứa phong phú các axít amin cần thiết như lysin, threonine… Hàm lượng khoáng chất và các nguyên tố vi lượng phong phú có thể phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng một cách hiệu quả, và cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ lười ăn. Tăng cường miễn dịch, kháng một số vi rút (virus) gây cảm cúm.
• Các nhà khoa học người Nhật nghiên cứu cho rằng người trung niên và người già dùng tảo Spirulina giúp phòng chống bệnh tật và thúc đẩy phục hồi sức khỏe, kháng vi rút (virus).
Hành tây:
Hợp chất quercetin (chiết xuất từ hành tây) được chứng minh đã ức chế thành công sự phát triển của 2 loại vi khuẩn là Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra bệnh loét dạ dày và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) gây nhiễm trùng ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra nó còn giúp phá hủy được thành tế bào và màng của vi khuẩn E.coli và S.aureus
• Chữa viêm họng: Từ lâu, hành tây được coi là vị thuốc dân gian dùng để trị ho rất hiệu quả. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, do nhiệt độ thấp, nhiều người dễ bị viêm họng, sưng họng dẫn đến ho do vi rút (virus).
• Giảm cảm: Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín, uống lúc còn nóng, hoặc cho vào cháo ăn nóng, giúp mồ hôi và giải nhiệt nhanh. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, cắt vài lát hành tây bỏ vào trà rồi uống khi còn nóng sẽ nhanh khỏi bệnh hơn
Sả:
Các thành phần tự nhiên chứa trong nguyên liệu này không những giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt mà còn phòng ngừa ung thư
• Sát trùng: Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên tạp chi y khoa Braxin cho thấy, sả được sử dụng giống như một phương pháp điều trị nhiễm trùng khuẩn staph. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, các tinh chất chứa trong cây sả có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn các loại thuốc kháng sinh.
• Chống viêm: Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 cho biết, các tinh chất chiết xuất từ sả chanh có tác dụng chống viêm, giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột, viêm hầu họng do khuẩn và vi rút (virus)
• Ngoài ra, sae còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp, phổi.
Tía tô đất:
Tía tô đất là một loại cây thuộc họ chanh thường được sử dụng trong các loại trà và gia vị. Nó cũng được ca tụng vì chất lượng dược phẩm của nó.
Một số thành phần rất tốt cho sức khỏe như: Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.
• Chiết xuất từ cây tía tô đất là một nguồn tập trung các loại tinh dầu mạnh và các hợp chất thực vật có hoạt tính kháng vi rút.
• Nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng nó có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh cúm gia cầm (cúm gia cầm), vi rút (virus) herpes, HIV-1 và enterovirus 71, có thể gây nhiễm trùng nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Thì là:
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất thì là có tác dụng kháng vi-rút mạnh đối với vi rút (virus) herpes và parainfluenza type-3 (PI-3), là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở gia súc ( tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy).
• Hơn nữa, trans-anethole, thành phần chính của tinh dầu thì là, đã chứng minh tác dụng kháng vi-rút mạnh mẽ chống lại vi rút (virus) herpes (tham khảo nhiều nguồn đáng tin cậy).
• Theo nghiên cứu trên động vật, thì là cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm viêm, điều này cũng có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi rút (virus)
Rau kinh giới:
Ngoài công dụng chống lại nhiều vi khuẩn, một số thử nghiệm cũng phát hiện ra rằng lá rau kinh giới và các thành phần liên quan cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số loại virus. Đặc biệt Thymol và Carvacrol là 2 hợp chất có liên quan đến đặc tính kháng vi rút (virus) của rau kinh giới.
• Một nghiên cứu từng thực hiện trong ống nghiệm cho thấy Carvacrol có trong rau kinh giới đã bất hoạt norovirus, một loại nhiễm virus gây tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày, chỉ trong vòng 1 giờ sau khi áp dụng. Ngoài ra, 2 chất này cũng đã bất hoạt 90% vi rút (virus) Herpes simplex chỉ trong vòng 1 giờ.
Húng quế:
Có nhiều loại húng quế bao gồm cả các loại ngọt và thánh. Húng quế có thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi rút (virus).
• Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chất chiết xuất từ húng quế ngọt, bao gồm các hợp chất như apigenin và axit ursolic, có tác dụng mạnh chống lại vi rút (virus) herpes, viêm gan B và enterovirus.
• Húng quế, còn được gọi là tulsi, đã được chứng minh là làm tăng khả năng miễn dịch, có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi rút.
• Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần ở 100 người trưởng thành khỏe mạnh, bổ sung 300 mg chiết xuất húng quế thánh đã làm tăng đáng kể mức độ tế bào T trợ giúp và tế bào tiêu diệt tự nhiên, cả hai đều là tế bào miễn dịch giúp bảo vệ và bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm virus
Bạc hà:
Bạc hà được biết là có chất kháng vi rút (virus) mạnh mẽ và thường được thêm vào các loại trà, chiết xuất và cồn, thuốc để điều trị tự nhiên các bệnh nhiễm vi rút (virus).
• Lá và tinh dầu của nó chứa các thành phần hoạt tính, bao gồm tinh dầu bạc hà và axit rosmarinic, có hoạt tính kháng vi rút (virus) và chống viêm.
• Trong một nghiên cứu trên ống nghiệm, chiết xuất lá bạc hà thể hiện hoạt tính kháng vi-rút mạnh mẽ chống lại vi rút (virus) hợp bào hô hấp (RSV) và làm giảm đáng kể mức độ của các hợp chất gây viêm.
• Chính vì vậy hãy bổ sung 1 ly trà bạc hà hàng ngày để tăng cường miễn dịch đồng thời giúp ích trong việc phòng và kháng vi rút (virus) đáng kể.
Rau giếp cá:
Rau diếp cá có thể hỗ trợ điều trị viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp.
• Người ta thường dùng rau diếp cá chữa bệnh nhiễm trùng vì nó có thành phần diệt khuẩn.
• Làm kháng sinh thảo dược: Theo nghiên cứu y khoa cho hay vì trong rau diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd mang tính kháng sinh. Chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút (virus) như làm ức chế liên cầu, phế cầu, cầu vàng, e.coli,…
Quế:
Đối với Tây y hay thị trường quốc tế, người ta thường căn cứ vào tỷ lệ tinh dầu có trong quế mà phân định loại tốt hay kém.
• Trong Tây y, thường dùng quế để kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.
• Trong Đông y, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu, kháng viêm, vi rút (virus)
Nghệ:
Nghệ là một gia vị trong ẩm thực nhưng nghệ còn là một vị thuốc rất quý. Củ nghệ có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin.
• Curcumin là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể chữa trị rất nhiều triệu chứng như: Diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng, tăng miễn dịch.
• Nghệ còn cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và còn nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, vi rút (virus)
Riềng:
Thân và rễ của riềng chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol và metylcinnamit. Trong riềng còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể là galangin, alpinin và kaempferin.
• Trong rễ có 0,5-1,5% tinh dầu. Thành phần có Methyl Cinnamate, Eugenol, Pinene, Cadimene, Galangin, Kaempfende, Kaempferol, Quercetin, Isorhamnetin, Galangol (Trung Dược Học).
• Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém, sốt rét, cúm do vi rút (virus): riềng củ, rửa sạch, thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần
Trái lựu:
Trong lựu có chứa hàm lượng vitamin C, chất xơ và kali rất dồi dào, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường đề kháng giúp cơ thể chống lại cảm lạnh. Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn, vi rút (virus).
• Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu kích thích các tế bào máu trắng hoạt động hiệu quả hơn. Nước lựu còn có tính kháng khuẩn, giúp làm giảm vi khuẩn đường miệng, gây sâu răng và nhiễm khuẩn tụ cầu.
Mật ong:
Mật ong tự nhiên có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao, gọi là flavonoid và polyphenol. Những hóa chất này giúp chống viêm (đỏ và sưng) trong cơ thể, điều này giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh. Mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại các virus.
Tỏi giúp tăng cường miễn dịch, mật ong giúp chống oxy hóa, ngâm mật ong tỏi với nhau tạo thành "thần dược" tự nhiên, tốt cho sức khoẻ, đẩy lùi nguy cơ bệnh tật, virus tấn công.
Những thảo mộc cần bổ sung và chế độ dinh dưỡng để tăng miễn dích, kháng một số virus kể cả viruscorona
Các loại thảo mộc tự nhiên được biết đến từ kinh nghiêm từ xa xưa trong việc phòng và trị bệnh, nâng cao sức khỏe cũng như rất bổ ích trong việc hỗ trợ các loại virus, cảm cúm gây nên, dưới đây là những thảo mộc hiện nay được một số nước đang ứng dụng để bổ sung vào việc cải thiện sức khỏe như:
Xuyên tâm liên
• Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt giải độc. So sánh về mặt tây y, xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng để điều trị các trường hợp ung nhọt, đinh độc, rắn độc cắn, trị tiêu chảy, ho, viêm họng, viêm gan siêu vi và viêm đường tiết niệu, vi rút (virus)...
• Tại Việt Nam, theo công văn số 1306/BYT-YDCT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng, Bộ Y tế ban hành về việc sử dụng thuốc y học cổ truyền trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do nCoV, một số bài thuốc có sử dụng xuyên tâm liên như bài Ngân kiều tán và Ngân kiều tán gia giảm.
• Các bài thuốc này được sử dụng trong giai đoạn khởi phát của bệnh nhằm giải quyết một số triệu chứng như phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó khạc...
• "Do đó, chúng ta có thể sử dụng xuyên tâm liên cho điều trị ở giai đoạn khởi phát của bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế là có cơ sở nhưng tất cả phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên ngành. Người dân không được tự ý sử dụng để tự điều trị nếu không có sự cho phép của chuyên gia y tế"
Kim ngân hoa
Hoa kim ngân chứa các thành phần flavonoid: luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, tinh dầu, trong đó có α – pinen, hex -1 -en, geraniol, α – terpineol, eugenol, linalo, axít clorogenic…
• Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc kim ngân hoa giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…
• Tác dụng kháng viêm, kháng vi rút (virus), làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, tăng tác dụng thực bào của bạch cầu .
• Ngoài ra, dùng kim ngân hoa còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu, và nhiều căn bệnh khác…
Bồ công anh
Trong bồ công anh có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa này rất tốt cho cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp chống phá hủy tế bào gốc của cơ thể.
• Vitamin A giúp duy trì đôi mắt khỏe mạnh tăng cường sức khỏe làn da. Vitamin A là chất chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra vitamin A còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngừa ung thư.
• Bồ công anh có chứa nhiều vitamin A. Mỗi ngày uống một ly trà bồ công anh có thể cung cấp 100% vitamin A cho bạn.
• Hơn nữa, một nghiên cứu trên ống nghiệm ghi nhận rằng chiết xuất bồ công anh ức chế sự nhân lên của bệnh sốt xuất huyết, một loại vi rút (virus) do muỗi truyền gây ra bệnh sốt xuất huyết. Căn bệnh này có thể gây tử vong, gây ra các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa và đau cơ
• Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ làm tăng miễn dịch và kháng viêm, kháng virus (vi rút).
Sài hồ
Trong Sài hồ có chừng 0,50% chất saponin, một chất rượu gọi là Bupleurumola, phytosterola và một ít tinh dầu. Trong thân và lá có chất rutin
• Theo kết quả các công trình nghiên cứu thuốc có tác dụng: Giải nhiệt: trên thực nghiệm và lâm sàng đều được ghi nhận. An thần: giảm đau làm dịu đau tức sườn ngực, khai uất điều kinh. Kháng khuẩn: invitro có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao.
• Kháng virut: có tác dụng ức chế mạnh virut cúm và ức chế virut bại liệt. Tác dụng như corticoid kháng viêm. Bảo vệ gan và lợi mật. Hạ mỡ trong máu. Tác dụng tăng cường thể dịch và miễn dịch tế bào. Thuốc còn có tác dụng kháng virus viêm gan, vi rút (virus) viêm tủy týp I, vi trùng sốt rét.
• Sài hồ được dùng trị sốt cao, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đều trướng, kinh nguyệt không đều.
Cát cánh
• Các công dụng của cát cánh bao gồm: Chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết l, hỗ trợ kháng viêm, kháng virus (vi rút)
• Theo tài liệu cổ, cây còn chữa tức ngực, đau ngực và ho ra máu
• Dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
• Ở Nhật Bản, dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm, mụn nhọt và một số bệnh khác
• Ở Ấn Độ, rễ cát cánh là vị thuốc quan trọng trong thuốc long đờm, thuốc bổ, thuốc làm săn, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Đôi khi được nhai nuốt nước hoặc dùng dạng thuốc sắc phối hợp với cam thảo.
Cam thảo
Cam thảo không chỉ được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm nhờ hương thơm và vị ngọt đặc trưng mà còn được sử dụng trong y học nhờ có một số tác dụng tích cực đến sức khỏe như:
• Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến Glycyrrhizin, liquiritigenin và glabridin chỉ là một số hoạt chất trong cam thảo có đặc tính kháng vi rút (virus) mạnh mẽ (khai thác từ nhiều nguồn tin cây)
• Các nghiên cứu trong ống nghiệm chứng minh rằng chiết xuất rễ cam thảo có hiệu quả chống lại HIV, RSV, vi rút herpes và coronavirus liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS-CoV), nguyên nhân gây ra một loại viêm phổi nghiêm trọng. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Cây xô thơm
Các đặc tính kháng vi-rút của cây xô thơm chủ yếu là do các hợp chất được gọi là safficinolide được tìm thấy trong lá và thân của cây.
• Nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng loại thảo mộc này có thể chống lại vi rút suy giảm miễn dịch ở người loại 1 (HIV-1), có thể dẫn đến bệnh AIDS. Trong một nghiên cứu, chiết xuất cây xô thơm ức chế đáng kể hoạt động của HIV bằng cách ngăn chặn vi rút (virus) xâm nhập vào các tế bào đích
• Sage cũng đã được chứng minh là có khả năng chống lại virus HSV-1 và Indiana vesiculovirus, lây nhiễm cho động vật nông trại như ngựa, bò và lợn
Quả cơm cháy
Quả cơm cháy được chế biến thành nhiều loại sản phẩm, chẳng hạn như thuốc giảm đau và thuốc viên, được sử dụng để điều trị tự nhiên các bệnh nhiễm trùng do vi rút như cúm và cảm lạnh thông thường.
• Một nghiên cứu trên chuột xác định rằng nước ép cơm cháy cô đặc ngăn chặn sự nhân lên của vi rút (virus) cúm và kích thích phản ứng của hệ miễn.
• Hơn nữa, trong một đánh giá của 4 nghiên cứu ở 200 người, các chất bổ sung từ quả cơm cháy đã được tìm thấy là làm giảm đáng kể các triệu chứng hô hấp trên do nhiễm vi rút (virus)
Hoàng kỳ
Trong Đông y, hoàng kỳ được sử dụng để làm thuốc bổ khí, chữa trị viêm phế quản, trừ mụn độc, giúp bồi bổ cơ thể suy nhược, tốt cho tiêu hóa và bệnh ra mồ hôi, chân tay mỏi, kháng viêm, kháng vi rút (virus) phụ nữ trong thời kỳ băng huyết, rong kinh…
• Với những người có máu xấu, hay bị mụn nhọt thì loại thảo dược này giúp cân bằng khí huyết, hút sạch mủ, đặc biệt điều trị được lở loét mãn tính, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, tiêu chảy cấp và tiểu đường.
• Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống tế bào lưới, nếu cùng dùng với Linh chi, Đảng sâm thì tác dụng càng rõ.
Người bình thường sau khi cho uống nước sắc Hoàng kỳ thì IgM, IgE và cAMP trong máu tăng lên rõ, SIaA trong nước miếng giảm rõ.
• Hoàng kỳ và Polysaccharide của nó có khả năng làm cho tế bào tương của lách súc vật tăng sinh, thúc đẩy sự hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch của thể dịch. Hoàng kỳ không những làm tăng cường chức năng miễn dịch mà lại còn có tác dụng điều tiết 2 chiều, có thể coi Hoàng kỳ như 1 vị thuốc điều tiết miễn dịch (Trung Dược Học)
Nhân sâm
Nhân sâm , có thể được tìm thấy trong các giống của Hàn Quốc và Mỹ, là rễ của các cây thuộc họ Panax . Được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc, nó đã được chứng minh là có hiệu quả đặc biệt trong việc chống lại virus.
• Trong các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm, chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc đã cho thấy tác dụng đáng kể chống lại RSV, vi rút herpes và viêm gan A
• Ngoài ra, các hợp chất trong nhân sâm được gọi là ginsenosides có tác dụng kháng vi rút (virus) chống lại bệnh viêm gan B, norovirus và coxsackievirus, có liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng - bao gồm nhiễm trùng não được gọi là viêm não màng não
Cỏ xạ hương
Nghiên cứu của Dantinox năm 1997 với 154 trẻ em (2 tháng – 14 tuổi) bị bệnh viêm phế quản điều trị bằng dịch chiết từ cỏ xạ hương trong 1 – 2 tuần cho thấy có tới 93% trẻ thuyên giảm bệnh rõ rệt.
• Tại Âu Mỹ, đặc biệt là Đức và Mỹ, chiết xuất của cỏ xạ hương được sử dụng rộng rãi trong chữa bệnh hô hấp, nhiều nhất là trẻ em. Dược liệu có tác dụng giảm ho, đau họng, viêm họng, khó thở, chữa viêm phế quản, ho gà, nhiễm trùng đường hô hấp,…
• Cỏ xạ hương chứa hàm lượng vitamin A, B, C cùng khoáng chất dồi dào giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, vi rút (virus) gây bệnh.
• Ngoài ra, trong dược liệu còn chứa các thành phần alcol, cacbua, tanin, acid saponosid, glycosid tan trong nước, lipid, protein, vitamin (A, B6, B12, C, D), khoáng chất (Na, K, Fe, Ca,…) và nhựa.
Bạch Quả
• Theo Đông y, bạch quả có tính ấm, vị ngọt đắng, có công dụng trị được nhiều loại bệnh rất hiệu quả như giúp lưu thông khí huyết, an thần, trị ho, đái buốt, mụn nhọt và nôn ói.
• Bạch quả có tính ấm, vị hơi ngọt đắng cần có thành công trong việc ích khí, ôn phế. Đối với người bị bệnh hen suyễn, ho, viêm họng, đờm, cũng như tăng miễn dịch để chống lại tác nhân của vi khuẩn và vi rút (virus)...
• Khi dùng bạch quả để điều trị bệnh người ta có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với nhiều vị thuốc khác tạo nên những bài thuốc hay