Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Những loại bệnh ở da thường gặp khi mang thai
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai luôn có sự nhạy cảm và thay đổi nội tiết tố da một cách mạnh mẽ. Sự thay đổi này thường tạo ra những căn bệnh trên da ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chị em thì nó còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước về các căn bệnh ngoài da thường gặp ở giai đoạn mang thai để có cách xử lý phù hợp nhằm tránh những tác hại đến thai nhi.
- >> Có thể bạn quan tâm: Rạn da ở phụ nữ - Cánh đàn ông liệu có thấu hiểu
Những loại bệnh ở da thường gặp khi mang thai không nguy hiểm
1. Mề đay
Mề đay mẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Biểu hiện của các vết mề đay đa số xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ trên những vết rạn da ở vùng bụng. Những ban mề đay nhỏ có màu đỏ, hơi phù nề và rất ngứa xuất hiện. Chúng liên kết lại với nhau thành từng đám và rất có thể sau một thời gian sẽ lan sang các vùng khác như lưng, cánh tay, đùi, … Tuy những vết mề đay này rất ngứa nhưng nó không gây nguy hại đến cho mẹ và thai nhi.
Để điều trị căn bệnh này thì bạn có thể sử dụng thuốc bôi dạng mỡ như Steroide và bôi lên vùng da bị bệnh, bôi 5 – 6 lần/ngày liên tục trong khoảng thời gian bị bệnh. Thuốc mỡ này có tác dụng giảm ngứa và tránh việc vết mề đay lan rộng. Nếu tình trạng mề đay ở thể nặng và ngứa đến mức không thể ngủ được thì bạn nên sử dụng kết hợp thuốc mỡ dạng bôi Steroide và thuốc kháng histamin uống phối hợp.
2. Sẩn ngứa nang lông
Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp vào 3 tháng giữa của thai kỳ và nó thường có biểu hiện là sự xuất hiện của các nốt màu đỏ nhỏ không có mủ và thường gặp ở các vùng da như vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực và bụng. Những nốt này cũng rất ngứa nhưng thời gian nó xuất hiện chỉ khoảng 2-3 tuần vì vậy bạn có thể để tự khỏi hoặc bôi benzoyl peroxide và uống kháng histamin để giảm ngứa.
3. Bệnh Pemphigoide
Biểu hiện của bệnh đó là bà bầu thường cảm thấy ngứa dữ dội và sau đó thấy sự xuất hiện của những mảng đỏ cứng ở quanh rốn. Sau vài tuần thì nó sẽ bị lan rộng ra đến các vùng khác như lưng, cánh tay, bàn tay, bàn chân… (điều may mắn là nó không xuất hiện trên mặt, đầu và bên trong miệng) và xuất hiện mụn nước ở xung quanh bờ. Những bọng nước này sẽ khỏi mà không để lại sẹo trừ khi có bội nhiễm. Để giảm ngứa bạn vẫn có thể sử dụng kem bôi Steroid và thuốc uống Histamin.
Căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng không nguy hiểm. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị phát ban, mẩn ngứa nhưng nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tự khỏi mà không cần điều trị.
Những bệnh có ảnh hưởng nặng đến mẹ và thai nhi
1. Chốc dạng Herpes
Căn bệnh này là một dạng của vảy nến thể mủ. Biểu hiện của bệnh đó là sự xuất hiện của những mảng đỏ là những nốt mụn mủ nhỏ li ti và lan ra xung quanh. Có những mụn mủ mới tiếp tục mọc lên trên nên ban đỏ gờ lên ở ngoại vi, trong khi những mụn mủ ở trung tâm xẹp xuống bong vảy và lành. Những mảng này thường chỉ lan ở thân mình và các chi chứ ít khi xuất hiện ở mặt hay ở bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng và giường móng.
Chốc dạng Herpes thường gặp vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Thông thường, những thai phụ gặp phải bệnh này thường có biểu hiện như sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và mệt mỏi. Một vài trường hợp sẽ bị hạ canxi, photphat, albumin trong máu.
Khi gặp phải căn bệnh này, thai phụ thường phải đối mặt với những nguy cơ như sinh non, thai chết lưu. Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh thì bạn cần đến cơ sở y tế để được theo dõi một cách chặt chẽ để điều trị. Bệnh này chủ yếu được điều trị bằng Prednisolon với liều cao nhằm kiểm soát sự phát ban và lây lan sang những vùng cơ thể khác. Sau khi đã kiểm soát được thì phải hạ từ từ liều dùng xuống chứ không nên hạ đột ngột vì có thể dẫn đến nguy cơ tăng bệnh. Nên kết hợp với loại kháng sinh thích hợp để chống nhiễm khuẩn da.
2. Ứ mật trong gan
Ứ mật trong gan thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, thường thấy ở những thai phụ có thai đôi. Khi mắc bệnh, thai phụ sẽ cảm thấy ngứa từ lòng bàn tay, bàn chân và sau đó cảm giác ngứa sẽ lan ra các vùng khác trên cơ thể. Những ban đỏ sẽ xuất hiện trên các vết ngứa sẽ cho bạn thấy rõ biểu hiện của căn bệnh này hơn. Lúc này, thai phụ sẽ có cảm giác mệt mỏi, chán ăn kèm theo những biểu hiện bên ngoài như khó chịu vùng thượng vị, nước tiểu thẫm, phân nâu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu vitamin K. Căn bệnh này dễ gây ra cho thai phụ tình trạng đẻ non hoặc thai chết lưu trong tử cung.
Nguyên nhân của căn bệnh này là do sự rối loạn trong bài tiết mật làm cho trong gan bị ứ đọng muốn mật, axit mật tăng lên trong máu dẫn đến lắng đọng trong da gây ngứa dữ dội. Chính vì vậy mà khi bị bệnh bạn nên đến khám bác sĩ để được kê đơn thuốc hỗ trợ tiết mật giúp quá trình đào thải độc tố trong cơ thể được dễ dàng hơn.
Khi mang thai, phụ nữ luôn phải đối mặt với rất nhiều sự mệt mỏi, khó khăn và những căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, trong giai đoạn này bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ theo định kỳ được chỉ định. Ngoài ra, nếu nhận thấy sự bất thường của cơ thể thì nên đi khám ngay và điều trị da tổn thương bằng công nghệ mới để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh khắp cơ thể.