Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ-TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh nhân sau khi bị đột quỵ hay tai biến mạch máu não hầu hết để lại rất nhiều di chứng như, kém vận động, liệt một số bộ phận, các bộ phận nghe, nói, nhìn đều kém và trí nhớ giảm sút.. Để phục hồi và ổn định được phần nào các chức năng thì chế độ tập luyện cho bệnh nhân đột quỵ đóng vai trò vô cùng lớn lao, bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn một phương pháp tập luyện khoa học cho bệnh nhân đột quỵ hay tai biến mạch máu não được ứng dụng trong việc phục hồi sau đột quỵ trên thế giới hiện nay.
Đột quỵ là gì?
Cấu tạo bộ não con người gồm rất nhiều các mạch máu não chúng kết nối với nhau một cách chằng chịt nhưng rất có hệ thống. Khi một số mạch mãu não bị tổn thương, khiến cho dòng chảy tự nhiên của mạch máu bị gián đoạn hoặc có thể nứt vỡ. Lúc đó những tế bào không nhận được đủ oxi để nuôi dưỡng và phát triển, nếu sau vài phút không được khắc phục sẽ khiến cho tế bào não chết dần gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân thậm chí là tử vong ngay lập tức.
Đột quỵ thường xảy ra hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nguyên nhân từ thiếu máu cục bộ
- Tắc nghẽn do những cục máu đông hoặc các mảng bám trên thành động mạch cổ, trên não.
- Tắc mạch do trong cơ thể có những cục máu đông thường xuất hiện ở tim rồi chạy đến não gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
Sau khi xảy ra tắc nghẽn sẽ làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu não, gây ra hạ huyết áp và cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Tỷ lệ bệnh nhân mắc chiếm khoảng 80%
Trường hợp 2: Xuất huyết não
- Khi đó trên bề mặt não hoặc động mạch não bị nứt gây ra xuất huyết não
- Do sự biến dạng của mạch hoặc mạch bị phình làm cho mạch máu não rất yếu gây ra nứt vỡ dẫn đến xuất huyết não (tỷ lệ chiếm 20% các ca đột quỵ)
Khi xảy ra xuất huyết não khiến máu chảy ra ồ ạt làm bệnh nhân có thể ngã gục, hôn mê thâm chí là tử vong ngay lập tức. Đây là một trong những tình trạng cấp tính và đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng.
Trường hợp 3: Thiếu máu não thoảng qua
Hiện tượng này xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, vài phút tương tự như đột quỵ
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ
Sau khi bệnh nhân bị đột quỵ rất nhiều biến chứng nặng nề và nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân. Đây là những trường hợp đáng tiếc vì không điều trị được kịp thời và đúng phác đồ. Bệnh nhân sống cùng các biến chứng vô cùng khổ sở và mệt mỏi cho cả mình và người nhà.
- Biến chứng đột quỵ dẫn đến phù nề não, não bị sưng viêm gây ra áp lực bên trong hộp sọ, hạn chế cung cấp máu cho não, chèn ép các mạch máu não cản trở việc cung cấp oxi cho não làm tổn thương nghiêm trọng đến tế bào não, nguy hiểm nhất là gây ra chết não. Không những thế nó còn có khả năng làm cản trở sự lưu thông của dịch não tủy tăng tình trạng phù nề.
- Biến chứng bệnh đột quỵ gây ra các bệnh về tim: Đau tim, xơ vữa động mạch, động mạch xơ cứng, bị teo mạch
- Biến chứng bệnh đột quỵ làm tăng nguy cơ bị bệnh động kinh, xảy ra các cơn co giật
- Làm tắc nghẽn các mạch máu
- Làm suy giảm chức năng nhận thức
- Bệnh nhân có thể bị mất chức năng ngôn ngữ đột ngột
- Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang
- Tay chân co cứng, viêm phổi
- Viêm loét do mất khả năng vận động phải nằm liệt giường trong thời gian dài
- Liệt nửa người, hoặc liệt toàn thân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh cao huyết áp
- Bệnh nhân hút thuốc lá trong thời gian dài
- Những người thừa cân béo phì
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch
- Bệnh nhân đái tháo đường
- Bệnh nhân thiếu mãu não
- Bệnh nhân bị đột quỵ tái phát
Những yếu tố khách quan có thể gây ra bệnh
- Những người có độ tuổi sau 55 nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
- Tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ ở nam giới cao hơn ở nữ giới
- Bệnh có khả năng di duyền, nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh đột quỵ thì nguy cơ con cái bị bệnh là rất cao.
Phương pháp điều trị bệnh đột quỵ
Bệnh nhân khi mắc căn bệnh này nếu dùng phương pháp tây y thì thông thường phải dùng thuốc cả cuộc đời. Dùng thuốc trong thời gian dài sẽ có rất nhiều tác hại gây ra cho cơ thể. Do vậy, để điều trị được bệnh đột quỵ một cách hiệu quả nhất thì quan trọng nhất vẫn là tinh thần là số 1, chế độ ăn uống là số 2, chế độ tập luyện là số 3. Áp dụng được 3 yếu tố này có thể giúp bệnh nhân đột quỵ điều trị được căn bệnh một cách hiệu quả và an toàn tuyệt đối.
Để những bệnh nhân có thể vượt qua và chiến thắng được căn bệnh đột quỵ thì điều quan trọng nhất đó là tinh thần, đó là khát vọng sống, hồi phục sức khỏe, đó là niềm tin vào bản thân. Chỉ cần có những yếu tố này bạn đã có thể điều trị được 50% căn bệnh. Bên cạnh đó, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, chế độ tập luyện cho người bệnh đột quỵ hợp lý là một trong những yếu tố quyết định tiếp theo để điều trị bệnh. Có thể những bệnh nhân bị đột quỵ đã tìm hiểu rất nhiều phương pháp tập luyện khác nhau như chơi các môn thể thao, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, tập yoga, thiền định…Sau một thời gian cố gắng tập luyện mà chưa có hiệu quả có khi còn làm mình mệt thêm, hoặc đôi khi người bệnh đang yếu quá không có đủ sức mà tham gia các môn tập luyện trên. Đây là một vấn đề khó đối với các bệnh nhân đột quỵ trong giai đoạn vừa yếu, vừa mệt, vừa đau.
Một điều thật may mắn dành cho các bệnh nhân đột quỵ đó là tại viện Shapeline đã có một công nghệ tập luyện đặc biệt. Công nghệ tập luyện đông tây y kết hợp cho người bệnh nhân đột quỵ. Có rất nhiều bệnh nhân tưởng chừng như đã hết hi vọng, tưởng chừng như mình phải sống trong cảnh nằm liệt giường không biết đến khi nào mới có thể đi lại được. Nhưng thật tuyệt vời họ đã khỏe lại, đã hồi sinh và hi vọng sống, được tự do đi lại trong họ lại bừng lên mạnh mẽ. Vì họ đã được hướng dẫn một phương pháp tập luyện từ Shapeline.
Chế độ tập luyện cho người bệnh đột quỵ như thế nào là thích hợp nhất?
Phương pháp tập luyện của Shapeline được nhập từ Áo (Châu Âu). Đây là một hệ thông tập luyện bao gồm 6 máy tập. Những cỗ máy được nghiên cứu và chế tạo dựa trên 7 trung tâm năng lượng của cơ thể con người. Mỗi máy được cấu tạo và có một chức năng riêng sẽ tác động lên từng bộ phận trên cơ thể. Khi tập toàn bộ cơ thể sẽ được điểm huyệt giúp lưu thông khí huyết, khai mở những điểm tắc nghẽn. Cùng lúc máy phát ra sóng từ trường kết hợp với sóng não của thuật thôi miên y khoa, sẽ đưa bạn vào một trạng thái như nửa tỉnh, nửa mê. Bạn được truyền vào cơ thể một nguồn năng lượng đặc biệt lan tỏa khắp từ đầu tới chân. Bạn như đang chìm vào trong một giấc ngủ và tan biến hết đi những đau đớn, mệt mỏi. Lúc này bạn chỉ tập trung vào nhịp hít thở theo hướng dẫn, mọi phiền muộn, lo lắng không còn trong tâm trí bạn. Bạn như được ngập tràn trong nguồn năng lượng thanh khiết và nhẹ nhàng, thực sự là một chế độ tập luyện cho người bệnh đột quỵ tuyệt vời nhất hiện nay.
Thấu hiểu được sự nặng nề, đau đớn và mệt mỏi của những người bệnh nên phương pháp này không cần bạn phải gắng sức tập. Việc của bạn là chỉ cần nằm lên trên máy, nhắm mắt lại, lắng nghe âm thanh và hít thở theo hướng dẫn. Máy đã giúp bạn tập rồi. Bạn có thể hình dung đơn giản như sau, trong tất cả các môn tập luyện thì mỗi loại sẽ mang lại cho mình một kết quả riêng. Ví dụ chạy bộ thì giúp phát triển vùng cơ bắp chân, đầu gối, vùng vai, còn tenis giúp bạn có được sự linh hoạt cho đôi mắt, sự khỏe mạnh của bắp tay. Bóng chuyền giúp tốt cho cột sống, vai, sự dẻo dai, chắc khỏe của tay. Yoga giúp cơ thể mềm mại, uyển chuyển, trẻ hóa, điều hòa cơ thể. Thiền định giúp bạn tĩnh tâm, đi sâu vào bên trong, lắng nghe từng hơi thở, từng ý niệm…Bây giờ, bạn có tất cả những ưu điểm đó vào trong một phương pháp tập luyện Shapeline. Chúng tôi xin nhắc lại việc của bạn chỉ là nằm trên máy, nhắm mắt lại, thư giãn, lắng nghe âm thanh và hít thở theo hướng dẫn. Bạn có thể hoàn thành bài tập của mình dễ dàng với mỗi máy 10 phút, tổng thời gian 6 máy là 1 tiếng. Bạn tập luyện mà không hề tốn sức nhưng một vòng tập luyện như vậy đã giúp bạn tiêu tốn khoảng 300 - 500 kg calo/ 1 lần (tùy từng cơ thể).
Chúng ta cùng tìm hiểu cách để làm ra những cỗ máy thần kỳ này như thế nào nhé. Các nhà khoa học với mong ước giúp đỡ được những bệnh nhân có thể lấy lại sức khỏe mà không cần dùng đến thuốc, không cần dùng đến phẫu thuật, không cần dùng đến xâm lấn, tiêm chích. Làm sao để điều trị an toàn nhất mà lại đem lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế cách đây hơn 30 năm các nhà nghiên cứu về sức khỏe đã cùng phối hợp với các nhà khoa học, nhà tâm lý học, bác sĩ thể thao, bác sĩ vật lý trị liệu, kết hợp các phương pháp đông tây y. Từ đó, đã chế tạo thành công hệ thống máy này và luôn được nâng cấp và cải tiến đến nay đã ra đời phương pháp tập luyện Shapeline. Tại Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất ở Shapeline Việt Nam.
Tùy theo cơ địa và tùy theo bệnh tình mà các chuyên gia sẽ cho bạn một phác đồ điều trị khác nhau.Phương pháp tập luyện Shapeline không chống chỉ định cho đối tượng nào cả. Đối với trẻ em từ 10 tuổi đến người lớn tuổi trên 80 tuổi vẫn có thể tập luyện tốt vì phương pháp tập theo sự vận hành của máy không cần phải tốn nhiều sức mà lại có kết quả như mong muốn.
Máy số 1: Phục hồi hệ thống tiêu hóa, phụ khoa, kinh tam tiêu
Với một tiến độ 80 nhịp một phút kết hợp nhạc sóng não độc quyền thư giãn, phối hợp hít thở theo thuật yoga và thôi miên y khoa, máy sẽ kích thích phần bụng, giúp lưu thông khí huyết. Hỗ trợ tăng cường chức năng hoạt động của dạ dày, đường ruột, đường tiêu hóa.
Người bị bệnh đột quỵ đường tiêu hóa rất kém do mất khí đường ruột, ăn uống khó tiêu thường hay bị trướng hơi, trào ngược, tiêu chảy. Có nhiều bệnh nhân chỉ có thể ăn trong tư thế nằm. Trong giai đoạn này cơ thể bị thiếu máu muốn bổ sung lượng máu thiếu hụt thì cần phải kích thích bộ máy tiêu hóa, giúp hấp thụ thức ăn tạo thành máu nuôi cơ thể. Bộ máy tiêu hóa chính là bộ não thứ hai của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chữa bệnh đột quỵ. Do đó việc tập máy số 1 là giải quyết bước đầu tiên trong việc điều trị. Luyện tâp với máy số 1 sẽ giúp người bệnh đột quỵ ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn. Bệnh nhân từ đó tăng được sức khỏe nhờ hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn giúp bổ sung lượng máu và hồng cầu.
Máy số 2: Phục hồi phần bàn chân, cẳng chân, khớp gối và khớp háng
Khi mắc căn bệnh đột quỵ người bệnh trở nên mệt mỏi, các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động yếu kém. Cơ thể thiếu cả khí lẫn huyết do đó chân tay thường bị teo và mỏi, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Nhất là hai chân của bệnh nhân tự cử động rất yếu, nhưng trong giai đoạn này nếu không vận động để kích thích lại cơ, gân, giây thần kinh thì việc việc hồi phục và đi lại được là điều không thể. Với sức khỏe yếu như vậy thì việc tự tập luyện đôi chân trở nên vô cùng đau đớn và trở ngại. Nếu có người nhà hỗ trợ thì cũng chỉ giúp được vấn đề xoa bóp, tác dụng không đáng kể. Do đó máy số 2 sẽ giúp người bệnh tập luyện rất đơn giản và dễ dàng. Người bệnh chỉ cần nằm lên máy, chân sẽ được gắn vào hai chiếc giầy phía trên máy. Chuyển động được tạo ra thành một vòng tròn trơn tru cho 2 chân với lực tác động đều nhẹ, liên tục để tăng cường lực cơ, đồng bộ hóa cơ thể với não bộ thông qua sóng Beta.
Máy sẽ giúp giúp điểm huyệt ở phần gan bàn chân, phần quan trọng chứa tất cả các huyệt tương ứng trên toàn bộ cơ thể. Hỗ trợ phần chân, đau khớp gối, lòng bàn chân và kích thích thần kinh cùng với phần cơ và xương. Sau một thời gian tập luyện bệnh nhân đột quỵ sẽ thông toàn bộ các đường kinh mạch từ đầu tới chân. Khi đó sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ được cải thiện, việc đi lại trở lên dễ dàng hơn rất nhiều.
Máy số 3: Phục hồi vùng bụng, lục phủ ngũ tạng và vùng cánh tay
Bệnh nhân đột quỵ do gặp khó khăn trong việc đi lại vận động. Nên cơ thể trở lên nặng nề, bụng to ra và chứa nhiều mỡ nội tạng. Cơ hoành của khớp háng rất yếu nên khó có thể dơ chân lên được dẫn đến khí đường ruột bị thiếu. Máy số 3 hỗ trợ nâng chân của bệnh nhân đột quỵ nên xuống nhịp nhàng mà không đau, làm vận động phần bụng tạo ra khí đường ruột, giúp tăng cường miễn dịch khu vực tam tiêu từ thượng tiêu, trung tiêu đến hạ tiêu. Những bệnh nhân đột quỵ sau một thời gian tập luyện đều đặn sẽ khỏe lại, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Máy chạy 60 nhịp mỗi phút, hai chân được khép lại thẳng rồi giơ lên cao đồng thời, đều đặn, bụng được ép lại. Tay được duỗi thẳng qua đầu, bám chắc vào thanh ngang của máy kết hợp với việc hít thở nhịp nhàng. Với những động tác nhẹ nhàng như thế giúp bệnh nhân đột quỵ điều hòa nhịp tim, xóa tan căng thẳng, hỗ trợ phần bụng, phần chân, hông, giúp cơ tay săn chắc, khỏe mạnh hơn. Giảm vòng bụng, tăng cường cơ bụng, săn chắc vùng bụng.
Máy số 4: Phục hồi vùng thắt lưng, khớp háng, và vùng gáy
Bệnh nhân đột quỵ thường có cảm giác đau thắt lưng, hai mông bị ê mỏi. Làm cho phổi yếu, thường xuyên bị tức ngực và khó thở. Với tư thế nằm úp xuống, hai chân được máy nâng hạ chéo nhau, sẽ giúp bệnh nhân giảm đau phần thắt lưng, phục hồi lại cơ hoành. Phần bụng của bệnh nhân đột quỵ được tiếp xúc với máy kích thích liên tục, kết hợp với điều dưỡng viên bấm các huyệt trên phần thắt lưng. Giúp người bệnh phục hồi lại và thấy khỏe hơn rất nhiều. Toàn bộ phần cổ, gáy, vai, lưng được vận động và điều hòa khai mở các trung tâm năng lượng trên cơ thể của bệnh nhân đột quỵ.
Máy số 5: Phục hồi lồng ngực, toàn bộ cột sống lưng, cổ và vai gáy
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ là do thiếu khí và thiếu máu. Các dây thần kinh động mạch và tĩnh mạch tắc nghẽn, khí huyết không lưu thông. Khi đó bệnh nhân đột quỵ sẽ cảm thấy rất đau đớn, uể oải, tay chân lỏng lẻo, yếu. Bệnh nhân đột quỵ khi tập trên máy số 5 phần vai và thắt lưng sẽ được rung lắc liên tục, đều đặn. Kích thích các huyệt đạo làm cho phổi được căng ra, hít thở được dễ dàng để tăng cường lượng oxi đưa vào máu cũng đồng thời tăng lượng máu lên. Khi được bổ sung lượng máu cùng với khí đưa vào nhiều hơn, giúp người bệnh đột quỵ như được tiếp thêm năng lượng, giảm ngay các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi. Các kinh mạch của các cơ quan từ cổ, gáy, vai, cột sống đến chân được lưu thông lại và điều hòa.
Máy số 6: Phục hồi tâm trí, thư giãn và nghỉ ngơi cho cơ thể
Máy hồi phục lại tâm trí, khí huyết, âm thanh sóng não sẽ làm cho tinh thần bệnh nhân đột quỵ bình tĩnh trở lại. Sau khi tập luyện vận động với 5 máy. Bây giờ là lúc bệnh nhân đột quỵ chỉ cần nằm yên trên máy số 6. Người bệnh cảm thấy vô cùng thoải mái sau 1 giờ tập luyện, âm nhạc nhẹ nhàng đưa họ chìm sâu vào trong giấc ngủ. Các sóng châm cứu được truyền tới như một cơn gió mát nhẹ. Bệnh nhân đột quỵ cảm thấy khỏe mạnh và thư thái vô cùng. Tâm trạng được thay đổi, vui vẻ hơn, thư giãn hơn, đầu óc được nhẹ hơn và không còn những căng thẳng và suy nghĩ. Người bệnh trở dậy như được nạp một nguồn năng lượng ngập tràn rót vào cơ thể. Bệnh nhân đột quỵ cảm thấy mình như được hồi sinh trở lại.
Có rất nhiều bệnh nhân khi bắt đầu đến điều trị đều ở trong tâm trạng lo lắng và mệt mỏi vì đã chữa trị quá nhiều nơi, mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Sau khi bệnh nhân được thăm khám bác sĩ tư vấn qua một số liệu trình tập luyện sức khỏe đã cải thiện lên đáng kể về tình trạng sức khỏe của mình. Bệnh nhân từ chỗ bị liệt nửa người, không thể tự tự đi lại được, ăn uống phải có người hỗ trợ. Thì bây giờ bệnh nhân đã tự mình đi lại được, tự cầm được đồ dùng, tự ăn uống được, ngủ tốt hơn đặc biệt là không phải tiếp tục dùng thuốc. Những bệnh nhân bị đột quỵ kiên trì tập luyện và kết hợp ăn uống nghỉ ngơi theo đúng phác đồ và liệu trình của bác sĩ đưa ra chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Để bệnh đột quỵ không trở thành nỗi ám ảnh với bệnh nhân và người thân.
Để những bệnh nhân có thể vượt qua và chiến thắng được căn bệnh đột quỵ thì điều quan trọng nhất đó là tinh thần, đó là khát vọng sống, đó là niềm tin vào bản thân. Chỉ cần có những yếu tố này bạn đã có thể điều trị được 50% căn bệnh. Bên cạnh đó, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý là một trong những yếu tố quyết định tiếp theo để điều trị bệnh. Có thể những bệnh nhân bị bệnh ung thư đã tìm hiểu rất nhiều phương pháp tập luyện khác nhau như chơi các môn thể thao, đạp xe, bơi lội, chạy bộ, tập yoga, thiền định…Sau một thời gian cố gắng tập luyện mà chưa có hiệu quả có khi còn làm mình mệt thêm, hoặc đôi khi người bệnh đang yếu quá không có đủ sức mà tham gia các môn tập luyện trên. Đây là một vấn đề khó đối với các bệnh nhân đột quỵ trong giai đoạn vừa yếu, vừa mệt, vừa đau.