Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Cách chăm sóc người bệnh tai biến và đột quỵ
Người bệnh sau tai biến và đột quỵ sẽ để lại rất nhiều di chứng như mất chức năng vận động, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức, một số bộ phận kém chức năng như: mắt, tai, miệng, tay, chân, trí nhớ. Đặc biệt là bệnh nhân gặp khó khăn về ăn uống, vận động, đi tiêu, đi tiểu, không tự chăm sóc cho bản thân và hoàn toàn phụ thuộc vào người nhà chăm sóc.
Vì vậy hiểu biết được các cách chăm sóc cho người bệnh tai biến, đột quỵ là điều cần thiết để người bệnh sớm được phục hồi và ổn định được các chức năng hiệu quả, sớm lấy lại được sức khỏe.
Người bệnh sau tai biến, đột quỵ thường đờm nhớt xuất hiện nhiều gây ngạt và khó thở, nằm lâu thường lở loét, các bộ phận tiêu hóa kém, thường dễ bị viêm đường tiết niệu, tập luyện và ăn uống rất khó khăn.
Bài viết này sẽ chỉ cách chăm sóc người bệnh tai biến và đột quỵ về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện (vận động), chăm sóc chống lở loét, chăm sóc về đường thở, chăm sóc về tiểu tiện và đại tiện
Chế độ dinh dưỡng
Thường những người bị bệnh tai biến đột quỵ giai đoạn đầu rất yếu, có thể bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân. Hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân đột quỵ suy giảm và hoạt động kém. Do đó người bệnh chỉ có thể ăn được bằng scander, đường ống dẫn qua dạ dày.
Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân cần phải tính toán lượng thức ăn để đảm bảo rằng người bệnh được cung cấp mỗi ngày đủ mức năng lượng từ 1,8 -2,5 Kilo Calo. Nên chia thành 4-5 bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi lần ăn không quá 500ml. Vì bệnh nhân không chủ động bài tiết được do đó chỉ nên cho bệnh nhân ăn lạt để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu cũng như ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Bệnh nhân phải ăn bằng đường ống nên khi bạn cho bệnh nhân ăn xong phải hết sức chú ý việc vệ sinh ống dẫn thức ăn, nếu không sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho hệ thống tiêu hóa cũng như sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, lượng nước đưa vào cơ thể cũng phải vừa đủ để đảm bảo cho quá trình chuyển hóa các chất được tốt. Nhưng cũng không nên cho bệnh nhân uống nước nhiều quá vì có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch và phù chân do thận phải làm việc quá tải. Để kiểm tra xem tình trạng nước thiếu hay đủ, bạn phải căn cứ vào số lần đi tiểu của bệnh nhân trong ngày. Nếu bệnh nhân đi tiểu một ngày từ 3-4 lần, môi không khô, không khát nước thì lượng nước là vừa đủ.
- Sau một thời gian, hệ thống tiêu hóa được cải thiện nhu cầu ăn uống của người bệnh cao hơn và đã ăn được bằng miệng. Lúc này bạn nên bổ sung thêm một số loại đạm động vật để nâng cao sức đề kháng như thịt xay, rau củ quả . Khi nấu ăn có thể bổ sung thêm gia vị để kích thích sự ngon miệng giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn. Khi đó bệnh nhân đột quỵ dần được hấp thụ chất dinh dưỡng dễ hơn.
Bạn nên sử dụng các thực phẩm có tính dược liệu sẽ giúp bệnh nhân vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng mà lại có tác dụng điều trị. Ví dụ như các loại thực phẩm có tính năng làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, giảm gan nhiễm mỡ, cân bằng lại lượng đường huyết. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống chuẩn và hợp lý theo các tiêu chí về lượng đạm, chất bột, chất xơ khi chăm sóc bệnh nhân. Không nên cho người bệnh ăn các thức ăn cay, nóng . Phải kiêng hoàn toàn rượu bia và các loại chất kích thích khác, vì nó sẽ nguy hiểm và có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi cũng như điều trị cho người bệnh.
- Ưu tiên sử dụng nhiều các loại rau củ trái cây vì chúng sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ dễ dàng tiêu hóa, không bị nặng bụng và chống lại tình trạng toan trên cơ thể. Các loại trái cây nên ăn như: Chuối, cam, bưởi, táo việt quất…
Lưu ý: Khi chăm sóc bệnh nhân, bạn phải cho người bệnh ăn từ từ, nếu thấy có các dấu hiệu như sình bụng, nôn thì phải tạm dừng việc cho ăn, điều chỉnh lại mức độ nhỏ giọt của ống dẫn và phải giảm lượng thức ăn đưa vào. Nếu thấy người bệnh đột quỵ bị tiêu chảy thì nên điều chỉnh lại độ đậm đặc của thức ăn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người bệnh nhất.
Phục hồi chức năng
Bệnh nhân sau tai biến và đột quỵ thường không có khả năng vận động, có thể phải nằm liệt giường. Tất cả các bộ phận và cơ quan đều yếu ơt và kém vận động. Nhưng nếu bệnh nhân cứ để trong tình trạng đó thì vô cùng nguy hiểm. Vì khi đó khí huyết trong người không lưu thông, máu không được điều hòa và cung cấp oxi làm cho cơ thể ngày càng trì trệ. Đặc biệt, hệ thống tiêu hóa sẽ khó có thể chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể dẫn đến suy kiệt.
Khi trong gia đình có bệnh nhân bị đột quỵ và tai biến, thì việc chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể mời các thầy thuốc đông y để châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp giúp khai thông khí huyết cho người bệnh. Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân tập lăn, trở người. Một ngày lăn trở người bệnh ít nhất 100 – 200 vòng. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để quyết định khả năng hồi phục của bệnh nhân đột quỵ. Khi chăm sóc bệnh nhân rất cần gia đình xây dựng cho bệnh nhân ba yếu tố cơ bản để nâng cao khả năng hồi phục đó là Tinh thần – Chế độ ăn uống – Phương pháp tập luyện.
Chăm sóc tinh thần
Người nhà cần thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân có thể tập nói nhiều hơn, trò chuyện, để vận động cơ mặt cũng như để các dây thần kinh trên não được vận động, tư duy. Việc này cũng giúp bệnh nhân đột quỵ cảm thấy yêu cuộc sống, không bi quan, có động lực mạnh mẽ để chiến thắng bệnh tật.
Chăm sóc bệnh nhân bằng chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học như hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng
Cách phục hồi vận động
Một điều thật may mắn dành cho các bệnh nhân đột quỵ và tai biến đó là hiện đã có một phương pháp tập luyện cho người bệnh đột quỵ và tai biến được nghiên cứu dựa trên nguyên lý đông tây y kết hợp bởi các chuyên gia vật lý trị liệu, các bác sĩ thể thao, chuyên gia phục hồi chức năng, chuyên gia hít thở và thiền định cũng như âm nhạc trị bệnh.. Vì vậy có rất nhiều bệnh nhân tưởng chừng như đã hết hi vọng, tưởng chừng như mình phải sống trong cảnh nằm liệt giường không biết đến khi nào mới có thể đi lại được. Nhưng thật tuyệt vời họ đã khỏe lại, đã hồi sinh và hi vọng sống, được tự do đi lại trong họ lại bừng lên mạnh mẽ. Vì họ đã được hướng dẫn một phương pháp tập luyện từ Shapeline.
Phương pháp tập luyện của Shapeline được nhập từ Áo (Châu Âu). Đây là một hệ thông tập luyện bao gồm 6 máy tập. Những cỗ máy được nghiên cứu và chế tạo dựa trên 7 trung tâm năng lượng của cơ thể con người. Mỗi máy được cấu tạo và có một chức năng riêng sẽ tác động lên từng bộ phận trên cơ thể. Khi tập toàn bộ cơ thể sẽ được điểm huyệt giúp lưu thông khí huyết, khai mở những điểm tắc nghẽn. Cùng lúc máy phát ra sóng từ trường kết hợp với sóng não của thuật thôi miên y khoa, sẽ đưa bạn vào một trạng thái như nửa tỉnh, nửa mê. Người bệnh đột quỵ và tai biến được truyền vào cơ thể một nguồn năng lượng đặc biệt lan tỏa khắp từ đầu tới chân. Họ như đang chìm vào trong một giấc ngủ và tan biến hết đi những đau đớn, mệt mỏi. Lúc này người bệnh chỉ tập trung vào nhịp hít thở theo hướng dẫn, mọi phiền muộn, lo lắng không còn trong tâm trí. Người bệnh đột quỵ và tai biến như được ngập tràn trong nguồn năng lượng thanh khiết và nhẹ nhàng. Đây thực sự là một chế độ tập luyện cho người bệnh đột quỵ tuyệt vời nhất hiện nay.
Thấu hiểu được sự nặng nề, đau đớn, khó khăn và mệt mỏi của những người bệnh nên phương pháp này không cần người bệnh phải gắng sức tập. Người bệnh đột quỵ chỉ cần nằm lên trên máy, nhắm mắt lại, lắng nghe âm thanh và hít thở theo hướng dẫn. Máy sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ và tai biến tập luyện một cách dễ dàng và hoàn toàn không đau đớn, nhàm chán mà người bệnh cảm thấy rất dễ chịu và thư giãn cả về thể xác lẫn tinh thần, hệ thống này đã giúp được hàng triệu bệnh nhân sau đột quỵ và tai biến thoát khỏi cảnh nằm liệt giường…
Máy số 1
Người bị bệnh đột quỵ đường tiêu hóa rất kém do mất khí đường ruột, ăn uống khó tiêu thường hay bị trướng hơi, trào ngược, tiêu chảy. Có nhiều bệnh nhân chỉ có thể ăn trong tư thế nằm, ăn bằng đường ống. Trong giai đoạn này cơ thể bị thiếu máu muốn bổ sung lượng máu thiếu hụt thì cần phải kích thích bộ máy tiêu hóa, giúp hấp thụ thức ăn tạo thành máu nuôi cơ thể. Bộ máy tiêu hóa chính là bộ não thứ hai của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chữa bệnh đột quỵ. Do đó việc tập máy số 1 là giải quyết bước đầu tiên trong việc điều trị. Luyện tâp với máy số 1 sẽ giúp người bệnh đột quỵ ăn ngon hơn, ăn được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn. Bệnh nhân từ đó tăng được sức khỏe nhờ hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn giúp bổ sung lượng máu và hồng cầu.
Máy số 2
Khi mắc căn bệnh đột quỵ người bệnh trở nên mệt mỏi, các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động yếu kém. Cơ thể thiếu cả khí lẫn huyết do đó chân tay thường bị teo và mỏi, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Nhất là hai chân của bệnh nhân tự cử động rất yếu, nhưng trong giai đoạn này nếu không vận động để kích thích lại cơ, gân, giây thần kinh thì việc việc hồi phục và đi lại được là điều không thể. Với sức khỏe yếu như vậy thì việc tự tập luyện đôi chân trở nên vô cùng đau đớn và trở ngại. Nếu có người nhà hỗ trợ thì cũng chỉ giúp được vấn đề xoa bóp, tác dụng không đáng kể. Do đó máy số 2 sẽ giúp người bệnh tập luyện rất đơn giản và dễ dàng. Người bệnh chỉ cần nằm lên máy, chân sẽ được gắn vào hai chiếc giầy phía trên máy. Chuyển động được tạo ra thành một vòng tròn trơn tru cho 2 chân với lực tác động đều nhẹ, liên tục để tăng cường lực cơ, đồng bộ hóa cơ thể với não bộ thông qua sóng Beta.
Máy số 3
Bệnh nhân đột quỵ do gặp khó khăn trong việc đi lại vận động. Nên cơ thể trở lên nặng nề, bụng to ra và chứa nhiều mỡ nội tạng. Cơ hoành của khớp háng rất yếu nên khó có thể dơ chân lên được dẫn đến khí đường ruột bị thiếu. Máy số 3 hỗ trợ nâng chân của bệnh nhân đột quỵ nên xuống nhịp nhàng mà không đau, làm vận động phần bụng tạo ra khí đường ruột, giúp tăng cường miễn dịch khu vực tam tiêu từ thượng tiêu, trung tiêu đến hạ tiêu. Những bệnh nhân đột quỵ sau một thời gian tập luyện đều đặn sẽ khỏe lại, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Máy số 4
Phục hồi vùng thắt lưng, khớp háng, và vùng gáy
Bệnh nhân đột quỵ thường có cảm giác đau thắt lưng, hai mông bị ê mỏi. Làm cho phổi yếu, thường xuyên bị tức ngực và khó thở. Với tư thế nằm úp xuống, hai chân được máy nâng hạ chéo nhau, sẽ giúp bệnh nhân giảm đau phần thắt lưng, phục hồi lại cơ hoành. Phần bụng của bệnh nhân đột quỵ được tiếp xúc với máy kích thích liên tục, kết hợp với điều dưỡng viên bấm các huyệt trên phần thắt lưng. Giúp người bệnh phục hồi lại và thấy khỏe hơn rất nhiều. Toàn bộ phần cổ, gáy, vai, lưng được vận động và điều hòa khai mở các trung tâm năng lượng trên cơ thể của bệnh nhân đột quỵ.
Máy số 5
Phục hồi lồng ngực, toàn bộ cột sống lưng, cổ và vai gáy
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ là do thiếu khí và thiếu máu. Các dây thần kinh động mạch và tĩnh mạch tắc nghẽn, khí huyết không lưu thông. Khi đó bệnh nhân đột quỵ sẽ cảm thấy rất đau đớn, uể oải, tay chân lỏng lẻo, yếu. Bệnh nhân đột quỵ khi tập trên máy số 5 phần vai và thắt lưng sẽ được rung lắc liên tục, đều đặn. Kích thích các huyệt đạo làm cho phổi được căng ra, hít thở được dễ dàng để tăng cường lượng oxi đưa vào máu cũng đồng thời tăng lượng máu lên. Khi được bổ sung lượng máu cùng với khí đưa vào nhiều hơn, giúp người bệnh đột quỵ như được tiếp thêm năng lượng, giảm ngay các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi. Các kinh mạch của các cơ quan từ cổ, gáy, vai, cột sống đến chân được lưu thông lại và điều hòa.
Máy số 6
Phục hồi tâm trí, thư giãn và nghỉ ngơi cho cơ thể
Máy hồi phục lại tâm trí, khí huyết, âm thanh sóng não sẽ làm cho tinh thần bệnh nhân đột quỵ bình tĩnh trở lại. Sau khi tập luyện vận động với 5 máy. Bây giờ là lúc bệnh nhân đột quỵ chỉ cần nằm yên trên máy số 6. Người bệnh cảm thấy vô cùng thoải mái sau 1 giờ tập luyện, âm nhạc nhẹ nhàng đưa họ chìm sâu vào trong giấc ngủ. Các sóng châm cứu được truyền tới như một cơn gió mát nhẹ. Bệnh nhân đột quỵ cảm thấy khỏe mạnh và thư thái vô cùng. Tâm trạng được thay đổi, vui vẻ hơn, thư giãn hơn, đầu óc được nhẹ hơn và không còn những căng thẳng và suy nghĩ. Người bệnh trở dậy như được nạp một nguồn năng lượng ngập tràn rót vào cơ thể. Bệnh nhân đột quỵ cảm thấy mình như được hồi sinh trở lại.
Kết quả sau khi chăm sóc người bệnh tai biến và đột quỵ
Có rất nhiều bệnh nhân khi bắt đầu đến điều trị đều ở trong tâm trạng lo lắng và mệt mỏi vì đã chữa trị quá nhiều nơi, mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Sau khi người bệnh tai biến và đột quỵ được thăm khám bác sĩ tư vấn. Rồi điều trị đều đặn qua một số liệu trình tập luyện đã cải thiện lên đáng kể về tình trạng sức khỏe của mình. Người bệnh tai biến và đột quỵ từ chỗ bị liệt nửa người, không thể tự tự đi lại được, ăn uống phải có người hỗ trợ. Thì bây giờ người bệnh đã tự mình đi lại được, tự cầm được đồ dùng, tự ăn uống được, ngủ tốt hơn đặc biệt là không phải tiếp tục dùng thuốc. Những bệnh nhân bị đột quỵ kiên trì tập luyện và kết hợp ăn uống nghỉ ngơi theo đúng phác đồ và liệu trình của bác sĩ đưa ra chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Để bệnh tai biến và đột quỵ không trở thành nỗi ám ảnh với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân.
Chăm sóc chống lở loét
Thực sự vấn đề lở loét của bệnh nhân bị đột quỵ và tai biến là rất phổ biến. Nguyên nhân từ việc bệnh nhân không vận động được, thường phải nằm trên giường, sức đề kháng giảm và các điểm tì đè tạo ma sát gây ra lở loét ở nhiều nơi. Các vị trí hay bị đó là xương cùng mỏm vai, bắp chân, gót chân, mông, hai bên hông…
Chính vì điều này nên đòi hỏi người chăm sóc bệnh nhân phải rất lưu ý để xử lý các vết loét cho an toàn, mau khô, mau lành để giảm bớt đi sự đau đớn của người bệnh. Thông thường sau 1-2 giờ phải giúp người bệnh lay, trở người nhưng phải chú ý để không bị cọ sát. Người nhà có thể tìm mua cho người bệnh tai biến những loại đệm mềm như đệm nước, để giúp đỡ bệnh nhân nằm được dễ chịu và thoải mái hơn, giảm việc tì đè gây lở loét. Bên cạnh đó mỗi ngày chúng ta đều phải chú ý nâng đỡ nhẹ nhàng, nếu không may bệnh nhân bị lở loét thì hàng ngày phải lau chùi, làm vệ sinh diệt khuẩn các vùng loét để tranh lan rộng, vết thương đi sâu vào bên trong rất khó lành và gây ra đau đớn.
Khắc phục được tình trạng lở loét tổn thương da cho bệnh nhân trước kia là một vấn đề khó. Các loại thuốc cũ sử dụng thường hiệu quả chưa được cao, lâu lành vết thương, gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh. Nhưng hiện nay, các nhà khoa học và các bác sĩ shapeline mới nghiên cứu và ứng dụng thành công một loại thuốc đặc biệt giúp việc chăm sóc phục hồi và điều trị các vết lở loét của bệnh nhân đột quỵ trở lên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả rất cao. Đó là Toplife essences sử dụng đơn giản bằng cách xịt lên các vị trí vết loét. Một ngày chỉ xần xịt 3-4 lần là có thể giúp vết thương khô, dịu nhẹ, diệt khuẩn, chống viêm, khử mùi, tái tạo lại các lớp da bị loét và hoại tử.
Thuốc xịt Toplife được ví như bác sĩ gia đình cho bệnh nhân. Sản phẩm có nguồn gốc từ châu Âu (Nước Italy). Sản xuất theo công nghệ Nano chiết xuất đặc biệt từ tinh chất của hơn 300 loại thảo dược thiên nhiên. Nên Toplife essences không chỉ tác động nhanh, vô cùng hiệu quả mà nó còn rất lành tính và có độ an toàn cao.
Toplife phù hợp trong việc phòng lở loét cũng như điều trị bệnh nhân bị lở loét nặng. Người nhà chăm sóc bệnh nhân đột quỵ khi có Toplife thì việc chăm sóc cũng trở nên đỡ vất vả, nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Bên cạnh đó người bệnh bị tai biến đột quỵ không phải chịu đựng những sự đau đớn, khó chịu và mệt mỏi từ những vết loét.
Chăm sóc tiêu đờm chống nghẹt thở
Người bệnh tai biến đột quỵ do ít vận động nên khí thở và đường hô hấp rất kém. Hơn nữa, sức đề kháng giảm nên tình trạng bị viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm họng và các loại viêm ở trong vùng miệng thường hay xảy ra. Khi đó xuất hiện rất nhiều đờm trong họng. Đờm nhiều quá sẽ gây nghẹt thở cho bệnh nhân, nếu nặng hơn dẫn đến nguy cơ tắc thở ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi chăm sóc người bị bệnh đột quỵ và tai biến người nhà cần thường xuyên vỗ sau lưng để đờm long bớt ra ngoài. Bên cạnh đó cần cho người bệnh kết hợp uống các loại nước ép giúp giảm viêm, tiêu đờm như nước ép rau diếp cá, nước ép lá hung chanh, nước ép lá hẹ… Đặc biệt nước ép củ giềng già có khả năng điều trị đờm rất hiệu quả. Các loại lá có tính cay ấm sẽ đi vào cơ quan phổi giúp cho tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng hô hấp của phổi.
Ngoài ra, người nhà cần vệ sinh vùng miệng và vùng họng thường xuyên cho bệnh nhân để hạn chế vi khuẩn phát triển khó điều trị được dứt điểm. Sau khi vệ sinh bằng nước muối ấm thì dùng Toplife xịt vào trong khoang miệng. Phương pháp điều trị này sẽ giúp xử lý các vấn đề viêm nhiễm, sưng họng, phù nề trong vùng miệng và vùng họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
Một ngày có thể xịt từ 3-5 lần tùy theo mức độ và tình trạng
Thuốc cho hiệu quả ngay sau lần xịt đầu tiên, điều trị khỏi trong vòng 3-5 ngày hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Chăm sóc hàng ngày
Sau khi bị tai biến đột quỵ người bệnh phải nằm một chỗ và không tự chủ được vấn đề đi tiêu và đi tiểu. Bệnh nhân sẽ phải đặt ống dẫn cho đường tiểu nên nguy cơ bị viêm đường tiết niệu là rất cao làm cho bệnh nhân đã yếu, đã đau rồi lại càng khó chịu hơn.
Người bệnh đột quỵ có khí đường ruột kém nên hay bị táo bón. Lúc đó người nhà sẽ phải hỗ trợ để thụt cho bệnh nhân, thông thụt thường xuyên dễ làm cho hậu môn bị viêm, rát, chảy máu hoặc trầy xước.
Người nhà bệnh nhân đột quỵ nên hỗ trợ bệnh nhân xoa bụng sau khi ăn để giúp cho vấn đề tiêu hóa được dễ dàng hơn. Còn tình trạng viêm đường tiết niệu và viêm hậu môn thì vệ sinh bằng nước muối ấm xong, thấm khô rồi xịt Toplife essences vào. Một ngày xịt từ 3-5 lần lên vùng viêm. Các vùng viêm sẽ khô ráo và khỏi rất nhanh.
- Cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, và thăm khám định kỳ cho người bệnh tai biến và đột quỵ.
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy rằng chăm sóc người bệnh sau tai biến và đột quỵ cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu, đúng cách có khoa học thì mới giúp bệnh nhân sớm phục hồi được sức khỏe. Rất mong những ai có người nhà bị bệnh đột quỵ và tai biến sẽ là điểm tựa vững chắc để giúp người bệnh hồi phục và vượt qua được căn bệnh nan y này.
Những người chăm sóc bệnh nhân tai biến và đột quỵ thực sự là một chiến binh thầm lặng, họ thực sự giàu tình thương và chịu nhiều vất vả cho người bệnh...