Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Tác dụng của gừng trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh
Củ gừng tươi
Gừng là gì?
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale L, tên thuốc bắc là khương.
• Gừng có vị cay, tính ấm đi vào kinh phế, tỳ,vị. Gừng có tác dụng giải cảm, làm ấm, chữa các chứng phong hàn, các chứng bệnh về đường tiêu hóa.
• Gừng có khả năng ức chế hoạt tính của histamine và acetylcholine nên có thể giúp giảm đau vị tràng. Gừng còn có tác dụng hạ sốt, giảm ho, giảm đau, tốt cho tim, chống nôn, kháng viêm, kích thích tuyến nước bọt, giảm sự phát triển của các chủng nấm: Epidermophyton floccosum, Microscosumgypseum, Paecilomyces, Trichophyton, mentagrophytes…
• Gừng có thể sử dụng như một vị thuốc dưới dạng củ gừng tươi, gừng khô, bột gừng, gừng nướng, nước gừng, lá gừng tươi.
Thành phần của gừng
Bao gồm các chất β – zingiberen, ar-curcumen, β – farnesen, α – camphen, β – phelandren, eucalyptol, các hợp chất geraniol, linaol, borneol, zingeron, zingerol, chavicol, citral, methyheptenone…
Gừng có 3 loại phổ biến là Gừng vàng nhạt thường sử dụng trong thực phẩm gia vị, Gừng gió dùng để phòng và trị bệnh rất hiệu quả, Gừng đen hay thường gọi ngải đen cũng có tác dụng như một loại thảo dược và chăm sóc sức khỏe, phòng và trị bệnh...
Tác dụng của gừng trong việc phòng và điều trị bệnh
Vô vàn tác dụng và công dụng của gừng được biết đến từ cha ông chúng ta, dưới đây là một số tác dụng như:
Tác dụng của gừng tươi
1. Gừng chữa ho cảm lạnh
Lấy 1 miếng gừng rửa sạch, thái sợi cho vào cốc nước nóng, thêm 1 thìa café đường, khuấy tan đều. Uống khi nước còn nóng. Một ngày có thể uống từ 2-3 lần sẽ giảm được triệu chứng ho và làm ấm cơ thể.
Có thể áp dụng cách này đối với người bị tụt huyết áp.
2. Gừng chữa đau bụng đầy hơi, ăn không tiêu, cảm lạnh
Rửa sạch một củ gừng, nướng chín và ăn khi còn nóng. Sử dụng từ 2-3 lần trong một ngày. Bài thuốc này áp dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh bị cảm lạnh hay khí huyết ngưng trệ, lạnh chân tay, lạnh người.
3. Gừng chữa ho mãn tính và ho dai dẳng
Gừng cạo sạch, giã dập. quả chanh rửa sạch cắt đôi, đường phèn. Cho 3 nguyên liệu trên vào ngâm cùng rượu trắng để qua 6 tháng có thể sử dụng. Để càng lâu càng tốt. Tỷ lệ gừng:chanh:đường là 1:2:2.
Mỗi khi bị ho lạnh chỉ cần uống mỗi lần 10-20ml. Ngày uống từ 3-4 lần. Điều trị rất tốt trong các trường hợp ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày, bệnh phổi yếu, viêm phổi…
4. Gừng giúp giảm đau bụng kinh
rong gừng có thành phần dược tính như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Do vậy chị em trong những ngày kinh nguyệt nếu gặp tình trạng đau bụng kinh, đau lưng, mỏi thắt lưng, người mệt mỏi khó chịu thì hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng để khắc phục vấn đề này.
5. Gừng giảm buồn nôn
Nếu bạn nào hay gặp tình trạng đi tàu xe mà bị buồn nôn thì có thể ngậm một lát gừng tươi hoặc để vài lát gừng khô vào bên trong khẩu trang. Mùi gừng sẽ làm cho bạn thư giãn và không còn cảm giác buồn nôn nữa.
6. Gừng làm giảm huyết áp
Trong thành phần của gừng có chứa rất nhiều Kali. Đây là thành phần khoáng chất có tác dụng làm giảm huyết áp. Khi dùng gừng cũng tương tự như sử dụng một loại thuốc giãn mạch máu để làm giảm áp lực trong mạch máu từ đó chỉ số huyết áp sẽ hạ xuống. Chính vì thế máu sẽ được lưu thông, ổn định và điều hòa làm giảm huyết áp chung toàn cơ thể.
7. Gừng giúp chống viêm
Viêm là một hiện tượng tự nhiên và lành mạnh của để giúp bảo vệ cơ thể khi xảy ra những chấn thương hoặc bệnh tật, tuy nhiên viêm mãn tính thì lại rất nguy hiểm nó có thể biến chứng gây ra ung thư hoặc rối loạn tự miễn và bệnh tim.
- Thành phần trong gừng có chứa Shogaol và Paradol có khả năng ức chế việc sản xuất các cytokine gây viêm trong cơ thể. Do đó tình trạng viêm sẽ được cải thiện. Ngoài ra, gừng còn chứa gingerol một thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị đau khớp,đau cơ bắp ăn gừng có tác dụng kháng viêm, giảm đau sưng nhanh chóng.
- Bạn có thể dùng gừng đập dập ngâm với rượu để bôi lên các vị trí bị sưng, vị trí đau do chấn thương giúp giảm đau nhanh và hiệu quả.
8. Gừng giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Bệnh nhân khi bị tiểu đường thường có xu hướng sử dụng thuốc tây để điều trị. Nhưng càng sử dụng thì lại càng bị phụ thuộc vào thuốc. Do vậy nếu lượng đường huyết của bạn cao, nguy cơ mắc tiểu đường lớn thì gừng là một giải pháp an toàn. Gừng làm giảm lượng đượng trong máu lúc đói cũng như nồng độ A1c trong máu để duy trì dưới 5,7% là chỉ số đường huyết bình thường. Đây là một tác dụng rất đặc biệt và tốt của gừng trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường.
9. Gừng có thể tăng cường sức khỏe tim mạch
Các thành phần trong củ gừng có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt là giảm lipoprotein mật độ thấp. Cholesterol LDL là căn nguyên hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này càng dày lên thì máu sẽ khó lưu thông tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Gừng làm giảm nguy cơ đông máu, ổn định huyết áp và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
10. Gừng phòng và điều trị bệnh ung thư
Thành phần gingerol trong củ gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây ra các loại ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư da, ung thư ruột kết…
Theo một nghiên cứu của phó giáo sư, Tiến sĩ Suzanna Zick tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng gingerol có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong buồng trứng mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh xung quanh chúng.
Chất Zerumbone trong gừng có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng và ung thư tuyến tụy vì nó có chức năng như một loại thuốc chống angiogen và chống ung thư
11. Gừng hỗ trợ việc giảm cân
Gừng có thể tạo ra nhiệt lượng để đốt cháy lượng cholestoron,giúp thức ăn tiêu hóa nhanh và không bị tích lũy dưới dạng mỡ thừa. Không những thế gừng còn hạn chế cảm giác thèm ăn do vậy giảm được lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Bên cạnh đó các bạn cần kết hợp một thực đơn ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây, giảm các chất béo, đường, tinh bột và chế độ tập luyện thường xuyên là một trong những phương pháp giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
12. Gừng giúp kéo dài tuổi thọ
Khi bạn nạp mỡ động vật vào trong cơ thể thì chất cay của gừng có tác dụng làm ức chế sự hình thành mỡ oxy hóa này. Chính vì vậy gừng có tác dụng làm giảm lão hóa và từ đó có thể tăng tuổi thọ.
13. Gừng giúp thư giãn và ngủ ngon
Nếu bạn bị mất ngủ hoặc có giấc ngủ không sâu, bạn hãy sử dụng gừng. Rất đơn giản như sau bạn lấy gừng đập dập, cho vào một chậu nước ấm co pha muối. Ngâm hai chân trong khoảng 30-35 phút trước khi đi ngủ. Lúc đó toàn bộ các huyệt mạch dưới bàn chân, máu huyết được lưu thông. Khi đó đầu của bạn sẽ nhẹ hơn, giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tác hại của gừng
Bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng không đúng cách, gừng còn có nhiều phản ứng phụ và tác hại đến lức khỏe như:
1. Các bệnh liên quan đến dạy dày và ruột
Nếu sử dụng với liều lượng nhỏ, gừng sẽ giúp xoa dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày nhưng nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới những triệu chứng có liên quan đến hệ thống tiêu hóa như ợ nóng, tiêu chảy, các rắc rối ở dạ dày, tình trạng kích ứng ở miệng và ợ hơi.
2. Gây loãng máu
Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu.
3. Dị ứng
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở, tắt nghẽn đường thở, tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào những hợp này, bạn cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn.
4. Gây ngứa rát và làm khô da
Sử dụng gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt sau đó lan rộng dần xuống các vùng da khác trên cơ thể.
5. Tình trạng nhạy cảm về thị giác
Tiêu thụ nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, những người có xu hướng dễ bị mắc triệu chứng kể trên không nên ăn gừng để tránh gây hại cho mắt.
6. Gây co thắt tử cung
Không phải mọi loại thảo dược đều an toàn đối với phụ nữ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng những sản phẩm làm từ thảo dược mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tronng đó có những sản phẩm được chiết xuất từ gừng. Thai phụ không nên dùng những thứ có chứa gừng, vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung.
7. Gây bệnh tim
Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ gừng dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim nếu uống quá nhiều.
8. Tương tác với quá trình gây mê
Gừng có khả năng phản ứng với các tác nhân gây mê dùng trong phẫu thuật. Điều này dẫn đến những phản ứng có hại như gây chảy máu hoặc khiến vết thương lâu lành. Chính vì vậy, các phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê đều loại bỏ gừng khỏi thực đơn của bệnh nhân một tuần trước khi cuộc phẫu thuật được tiến hành.
9. Những tác hại khi uống quá nhiều trà gừng
Trà gừng là một thức uống thơm ngon được nhiều người yêu thích. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.
10. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh sỏi mật
Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức bởi vì sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật.