Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
THƯC ĐƠN ĂN UỐNG CHO BỆNH ĐAU DẠ DÀY (ĐAU BAO TỬ)
Con người sống được là nhờ ăn uống và hít thở. Cơ quan chứa thức ăn và làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn chính là dạ dày. Chính vì thế dạ dày là một bộ phận quan trọng đặc biệt của cơ thể. Dạ dày có hình dạng chữ J nằm phía bên trái cơ thể, phía trên bụng và dưới lồng xương sườn. Thức ăn đưa qua thực quản đến dạ dày sau đó xuống ruột non. Dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến tuyến tụy, lá lách và gan.
Chức năng của dạ dày
Chức năng chính của dạ dày là nhào trộn, nghiền thức ăn, tiết ra các dịch vị và các enzyme để tiêu hóa thức ăn. Bên mặt trong dạ dày được phủ một lớp niêm mạc dạ dày có độ PH thích hợp để hoạt động làm việc. Sau khi dạ dày tiêu hóa mới chuyển thức ăn thành máu và các dưỡng chất đi nuôi các cơ quan và cơ thể hoạt động.
Nguyên nhân chung
Bệnh đau dạ dày thường xảy ra do việc ăn uống thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thời gian ăn không khoa học hợp lý, môi trường sống dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP…Ngoài ra, sự lo lắng suy nghĩ bất ổn về tinh thần lâu ngày cũng ảnh hưởng đến việc đau dạ dày. Hoặc việc điều trị một bệnh lý khác bằng thuốc Tây, hóa chất cũng là nguyên nhân để gây nên bệnh đau dạ dày.
Việc quan trọng đó là làm sao để xây dựng một thực đơn ăn uống đầy đủ hợp lý, thời gian khoa học phù hợp cho từng người để đảm bảo dạ dày khỏe mạnh, cơ thể cân đối, không béo phì, không suy dinh dưỡng và các bệnh lý liên quan khác. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh đau dạ dày là gì?
Là hiện tượng dạ dày trên khu vực vùng bụng xuất hiện các cơn đau, tức khó chịu theo từng đợt hoặc đau liên tục trong vài ngày hoặc trong nhiều ngày. Khi đó lớp niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm loét. Các vị trí đau thường là vùng thượng vị, vùng bụng giữa, vùng bụng bên trái. Ngoài ra có thể kèm theo các hiện tượng bất thường của phân. Người bị bệnh đau dạ dày lúc nào cũng thấy khó chịu, không thoải mái trong người, luôn cảm thấy ì ạch. Bệnh không điều trị dứt điểm và kiểm soát tốt có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
Nguyên nhân đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:
+ Đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP: chiếm 80% người bị bệnh viêm dạ dày. Vi khuẩn có các chất làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sinh ra các độc tố làm hoại tử, bong tróc tế bào, để acid pepsin thấm vào gây viêm loét. Chúng làm tăng các yếu tố gây viêm làm sưng, phù nề niêm mạc, viêm niêm mạc dạ dày…
+ Đau dạ dày do thói quen ăn uống: Sử dụng thực phẩm không an toàn chứa hóa chất hoặc nhiễm độc, nguồn nước ô nhiễm, ăn uống sai cách không khoa học hợp lý…
Tất cả những thức ăn, thức uống đưa vào trong dạ dày sẽ được tiêu hóa và thẩm thấu vào thành dạ dày nên nếu thức ăn có chứa độc thì chất độc cũng ngấm trực tiếp vào dạ dày, máu và gây bệnh. Ăn nhiều quá làm cho dạ dày quá tải không tiêu hóa được hết, ăn ít quá dạ dày không có gì để co bóp nhào trộn và không đủ lượng để tạo máu, các vitamin khoáng chất nuôi cơ thể.
+ Đau dạ dày do sống chung với người bị nhiễm Vi khuẩn H.pylori: Vi khuẩn dễ lây qua đường ăn uống, sử dụng chung các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt…
+ Đau dạ dày do lạm dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá…
Rượu bia có chứa nhiều chất cồn sẽ làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng axít phá hỏng lớp niêm mạc dạ dày, gây mài mòn, viêm loét, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chướng bụng… Lâu dần rượu bia có thể gây thủng, xuất huyết thậm chí ung thư dạ dày. Có thể nói rượu bia đặc biệt nguy hại, nguy hiểm cho sức khỏe của dạ dày cũng như nhiều bệnh khác trên cơ thể như gan, thần kinh…
Thuốc lá theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu trên thế giới 40% đàn ông và 33% phụ nữ bị viêm loét dạ dày có liên quan đến thuốc lá.
Trong thuốc lá có chứa 4 nhóm chất độc hại chính như: Nicotin là chất gây nghiện, khí CO là chất độc đi thẳng vào máu làm giảm lượng máu trong cơ thể, chất kích thích dạng khí và dạng hạt nhỏ li ti có thể lọt xuống dạ dày, các hợp chất độc hại gây ung thư dẫn đến rất nhiều triệu chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, mất lớp nhầy bảo vệ dạ dày, giảm khả năng tái tạo tế bào và gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày.
+ Đau dạ dày do stress, tâm lý căng thẳng:
Con người khi tâm lý bị căng thẳng triền miên sẽ dẫn đến tăng tiết axít HCL làm hại niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm, loét dạ dày, tá tràng. Do hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh tiêu hóa liên quan chặt chẽ với nhau nên khi bị stress hệ thần kinh trung ương sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa của dạ dày và ruột thông qua hệ thần kinh thực vật, làm mất cân bằng chức năng dạ dày gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày.
Khi bạn lo lắng não sẽ chuyển sang chế độ dừng tiêu hóa thức ăn và nếu tình trạng này quá lâu thành mất khả năng tiêu hóa thức ăn, rất nguy hiểm.
+Đau dạ dày do việc lạm dụng thuốc Tây:
Thuốc Tây có tác dụng điều trị được rất nhiều các bệnh lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chúng lại gây ra các tác dụng phụ cho các cơ quan khác của cơ thể mà trực tiếp nhất là dạ dày và gan.
Nếu bạn có các biểu hiện về đau dạ dày (đâu bao tử) thì điều đầu tiên bạn phải làm là đi kiêm tra về bệnh lý tại các cơ sở y tế uy tín, ngoài việc đó thì bạn cần lên một chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng một thực đơn ăn uống cho bệnh đâu bao tử như sau:
CHẾ ĐỘ ĂN ĐẢM BẢO ĐỦ NĂNG LƯỢNG CHO CƠ THỂ
Thực đơn ăn uống cho bệnh đau dạ dày phải được thực hiện hàng ngày như sau:
+Sử dụng những chất giảm tiết dịch vị, giảm tác động của axít tiết ra trên niêm mạc dạ dày: Chất ngọt và chất béo
+Ăn chậm, nhai kỹ.
+Không ăn quá nhiều nước canh cùng với bữa cơm
+Dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị dạ dày như các loại ngũ cốc gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, lòng trắng trứng, sữa…
+ Ăn đầy đủ ba bữa chính. Không để bụng đói, tránh ăn quá no. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày mỗi bữa cách nhau 2-3h
+Hạn chế ăn đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ làm cho dạ dày khó tiêu, tức bụng. Nên ăn nhiều các loại thức ăn hấp, luộc, ít dầu mỡ…
+Thức ăn cần được nấu chín kỹ, không ăn gỏi cá, thịt sống, rau sống…. Thịt cá có thể xay hoặc băm nhuyễn, xương ninh thành nước dùng, các loại ngũ cốc nấu thành cơm nát, cháo, súp. Các loại rau củ nấu nhừ như khoai tây, khoai sọ, cà rốt, bí đỏ, đu đủ…Nước uống có thể uống sữa, nước lọc, trà dây….
NĂNG LƯỢNG
Khi bị bệnh đau dạ dày việc chịu đựng với các triệu chứng và các cơn đau sẽ làm cho người bệnh bị tiêu hao năng lượng. Mặt khác dạ dày đang yếu bị bệnh thì việc hấp thụ thức ăn tạo ra năng lượng cho cơ thể cũng bị giảm theo. Do đó xây dựng một thực đơn ăn uống để vừa cung cấp lại năng lượng cho cơ thể và vừa để điều trị bệnh là điều vô cùng quan trọng:
+Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể: 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày theo trọng lượng hiện tại.
+Nếu bị suy dinh dưỡng trước đó, hoặc sụt cân: 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, sau khi hồi phục.
ĐẠM
Người bị đau dạ dày cần có chế độ ăn đảm bảo lượng đạm cần thiết để giúp dạ dày có thể tiêu hóa. Thực đơn ăn uống có nhiều đạm giúp bổ sung năng lượng hoàn chỉnh cho cơ thể. Nhưng lưu ý phải sử dụng thực phẩm có chứa các thành phần đạm dễ tiêu. Đặc biệt với người bị viêm loét dạ dày thức ăn chứa nhiều đạm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm triệu chứng đầy bụng , giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng…
Nhu cầu đạm trong điều trị bệnh dạ dày từ 1,2 – 1,5 kcal/kg cân nặng
Kết hợp đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa (từ 160-200g/ngày), và đạm thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành), các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, macca,.)
Với những người bệnh có cảm giác chán ăn, no lâu có thể ưu tiên ăn thức ăn trước (thịt, cá, trứng, đậu,...), ăn những thực phẩm khác sau.
Có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm khác vào khẩu phần ăn nếu ăn không đủ nhu cầu như sữa tươi tách béo, lòng trắng trứng, sữa chua…
VITAMIN
Vitamin là một trong các thành phần thiết yếu cho sức khỏe đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa dạ dày và đường ruột. Trong thực đơn ăn uống các bệnh nhân bị đau dạ dày cần bổ sung lượng vitamin đúng loại và đủ lượng vì chúng có vai trò rất quan trọng như:
+ Chuyển hóa năng lượng.
+ Tăng cường hệ miễn dịch, hình thành hệ cơ xương.
+ Giúp lành vết thương trong giai đoạn hồi phục.
+ Đặc biệt vitamin A, B, C, E, Magie, selen: tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập, chống oxy hóa, cải thiện hoạt động, giảm tình trạng viêm nhiễm niêm mạc dạ dày.
+ Rau xanh trái cây là nguồn cung cấp vitamin chủ yếu, đồng thời đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, lượng nước đáng kể cho cơ thể. Đặc biệt là các loại ra lá xanh đậm có chất kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP
+Vitamin có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, bánh mì lứt, yến mạch, kê…..
+ Trong bữa ăn cần có đủ lượng rau xanh khoảng 200-300g/ngày, trái cây khoảng 300-400g/ngày.
+ Trong những bữa ăn phụ nên ăn thêm trái cây chế biến dưới dạng sinh tố, nước ép cho dạ dày dễ hấp thụ.
+Đối với người đau dạ dày nên ăn và uống các loại quả như: chuối, đu đủ chín, nho, táo, lựu, ổi , quả việt quất, quả na, mít…
+Những loại quả người bị đau dạ dày không nên ăn: Các loại quả có chứa chất tannin chất chát như quả hồng, các loại quả có tính chua như cam, quýt, bưởi, khế, chanh, …Các loại quả có tính axít cao như quả dứa, quả cóc ăn chúng có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra quả Kiwi cũng không tốt cho người bệnh dạ dày vì chúng sẽ gây nên chứng đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu
NƯỚC
Nước chiếm hơn 70% trong cơ thể nên nước đóng vai trò đặc biệt trong việc điều trị bệnh . Vì vậy trong thực đơn ăn uống bệnh đau dạ dày thì uống nước đủ rất quan trọng (bao gồm nước canh, trái cây, nước uống, sữa ngũ cốc, sữa tươi, sữa chua uống ...) nếu không có chống chỉ định do một số bệnh kèm theo như suy tim, suy thận.
Nước phải uống đúng và uống đủ tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và các bệnh lý khác kèm theo, quân bình uống từ 1,5 tới 2,4 lít nước mỗi ngày.
Người bị đau dạ dày uống quá nhiều nước có thể làm loãng lượng axit tiết ra trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, khó thở chóng mặt…Lưu ý với người bị đau dạ dày không nên uống nước sau khi ăn no.
Thời điểm tốt nhất để uống nước là lúc mới ngủ dạy và trước ăn 30 phút.
Người bị đau dạ dày cần kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế tối đa các loại nước uống chứa cồn và các chất kích thích như rượu, bia, café
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
Chăm sóc bệnh nhân bị đau dạ dày cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống, giờ ăn, cách ăn uống, thực phẩm sạch và tốt phù hợp cho người bệnh đau dạ dày:
+Tất cả thức ăn đồ uống đều được nấu chín và nấu mềm, nhừ dễ ăn.
+Cho bệnh nhân ăn chậm rãi, nhai thật kỹ. Lời khuyên cho bạn hãy uống khi ăn và ăn khi uống. Thức ăn, thức uống càng được nhai nhỏ, nhai kỹ bao nhiêu thì dạ dày càng dễ hấp thụ và càng khỏe bây nhiêu.
+Cho bệnh nhân ăn vừa đủ không cho ăn no quá. Uống nước trước 30 phút – 1h trước khi ăn cơm.
+ Thức ăn không quá nóng, không quá lạnh.
+ Không cho bệnh nhân ăn quá khuya, ăn trước lúc đi ngủ.
+ Tránh làm người bệnh xao nhãng khi ăn: nói chuyện, cười đùa, xem tivi...
+ Khuyến khích ăn những miểng nhỏ.
+Có những hình thức thư giãn, giải trí phù hợp lành mạnh để tránh các stress làm cho bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Ngoài việc tuân thủ theo thực đơn ăn uống trên người bệnh cần chịu khó tập luyện các bài tập thể dục, hít thở dành riêng cho người bị bệnh đau dạ dày:
- Để giúp cho kích thích tiêu hóa, tăng sự dẻo dai cho các cơ dạ dày.
-Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để giúp bệnh được điều trị mau khỏi hơn
Nhưng nên lưu ý là các bài tập phải được áp dụng trước bữa ăn 2 tiếng.
Cần kiên trì áp dụng tập thường xuyên, đều đặn hàng ngày từ khoảng 30 phút – 1h
Bạn có thể tham khảo phương pháp tập và hít thở theo đông tây ý kết hợp tại Shapeline Việt Nam
Xem Video cách nằm tập và hướng dẫn của chuyên gia Shapeline
THƯC ĐƠN ĂN UỐNG CHO BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Nếu hàng ngày người bệnh đau dạ dày thực hiện một chế độ dinh dưỡng và ăn uống theo thực đơn dưới đây thì chắc chắn sẽ nhanh chóng phục hồi và sớm lấy lại sức khỏe để trở lại sinh hoạt bình thường:
• Nước: Mỗi ngày cần cung cấp từ 1,6 đến 2,4 lít nước sạch (tùy vào trọng lượng cơ thể)
• Trái cây: Mỗi ngày uống 2 tới 3 ly trái cây
• Đạm, Protein: Mỗi ngày ăn từ 160 gam đến 200 gam
• Năng lượng: Mỗi ngày cần 25-30 kcal/kg cân nặng
• Rau củ quả: Mỗi ngày cần 200-300g/ngày, trái cây khoảng 300-400g/ngày.
Bài thuốc gia truyền để giúp điều trị cho những bệnh nhân đau dạ dày. Nên thực hiện đúng và đầy đủ nguyên liệu. Chúc các bạn mau khỏi bệnh đau dạ dày.
Đang cập nhật...