Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
CÁC LOẠI THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG TỦ THUỐC GIA ĐÌNH
Trong một gia đình hay văn phòng công ty, nhà xưởng việc lưu giữ một số loại thuốc và dụng cụ y tế là điều rất cần thiết để phòng và giải quyết trong một số tình huống liên quan đến sức khỏe. Nhằm tránh những rủi ro không may xảy ra đối với bạn và người thân khi gặp phải những chấn thương nhẹ, những bệnh thường ngày hay xảy ra…Vậy trong tủ thuốc gia đình nên lưu giữ loại thuốc nào và dụng cụ y tế gì? để bảo vệ bản thân và gia đình bạn.
Dưới đây là danh sách các loại thuốc và dụng cụ y tế không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình của bạn.
1. Thuốc hạ sốt, cảm cúm, ho
Hàng ngày khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm hoặc bạn không may tiếp xúc với những người bị bệnh cảm cúm, ho sốt và bạn bị nhiễm bệnh . Tuy đây là một trong những căn bệnh thông thường không nguy hiểm. Nhưng nếu bạn chủ quan và không uống thuốc kịp thời có thể dẫn đến sốt cao và gây co giật não. Lúc đó từ một bệnh nhẹ có thể biến thành bệnh nặng. Đặc biệt người có triệu chứng sốt xuất hiện vào ban đêm khi đó để đi ra tiệm thuốc mua thuốc hạ sốt là một điều rất khó và bất tiện. Vậy nên bạn rất cần mua sẵn các loại thuốc hạ sốt, cảm cúm, ho sau đây để trong tủ thuốc gia đình:
Thuốc Paracetamon, Panadol, Ibubrofen, Phenylephrine, Typfi, Decolgen, Codein, Ambroxol, Natribenzoat, Amocilin, Ampicillin, Cefalexin, Erythromexin…
2. Thuốc giảm đau, kháng viêm, đau đầu
Trong quá trình đi làm việc bạn phải suy nghĩ , tính toán, đi lại nắng mưa, họp hành, tiếng ồn … có thể sinh ra đau đầu nhẹ, mệt mỏi. Khi trở về nhà bạn nên uống 1 – 2 liều thuốc đau đầu để hồi phục lại sức khỏe và tỉnh táo lại đầu óc. Bạn có thể mua sẵn các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, trị đau đầu để trong tủ thuốc gia đình sử dụng khi cần thiết: Thuốc Aspirin, Alometon, Toplife essences, Cinnarizin…
3. Thuốc tiêu hóa ( bao tử, đường ruột)
Hàng ngày ai cũng phải ăn uống , nhưng không may đồ ăn, thức uống không đảm bảo vệ sinh, chứa quá nhiều các chất bảo quản, dầu mỡ… hoặc dị ứng với cơ thể bạn. Ngoài ra có những người đường ruột bao tử yếu sau khi ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Chính vì vậy trong tủ thuốc gia đình bạn rất cần có thuốc táo bón, đầy hơi, ăn ko tiêu như thuốc Toplife , Lababa, Phosphalugel, Omeprazol, Metoclopramid, Neopeptin…thuốc phòng ngừa cho bệnh tiêu chảy: Thuốc Codein, Loperamide, Diarsed, Cloroxit…
4. Thuốc sát trùng
Những chấn thương nhẹ không may xảy ra như đứt tay, đứt chân, ngã té chảy máu, sầy trượt da. Trong trường hợp này rất cần phải có thuốc sát trùng để rửa vết thương kịp thời ngay khi mới bị tránh để lâu sẽ sinh ra nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy. Các loại thuốc sát trùng phổ biến sau bạn cần có trong tủ thuốc gia đình: Cồn 70 độ, Toplife essences, Oxy già…
5. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là loại nước pha theo tỉ lệ 1 lít nước với 9 gam muối (0,9%). Nước muối sinh lý có tính diệt khuẩn cao nhưng không thay thế thuốc chữa bệnh. Dùng an toàn cho cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai mà không gây hại. Trong tủ thuốc gia đình bạn nên để phòng một chai nước muối sinh lý Natri Clorid để dùng khi bị viêm họng, viêm nướu, vệ sinh tai, rửa mắt, các vết ngứa, các nốt mụn, vết côn trùng cắn và có thể dùng để rửa vết thương.
6. Miếng dán Salopas, túi chườm nóng, chườm lạnh
Trong quá trình đi lại, làm việc, chạy nhảy, chơi thể thao không tránh khỏi bị đau xương khớp, nhức mỏi chân tay, đau cấp tính…. Việc lưu giữ miếng dán Salopas, túi chườm nóng, chườm lạnh trong tủ thuốc gia đình là rất cần thiết. Mỗi khi bị đau bạn chỉ cần cắt miếng Salopas và dán lên vị trí đau là xong. Hoặc sử dụng các túi chườm nóng, chườm lạnh đặt nên các vị trí, vùng bị đau có thể cải thiện được đáng kể tình trạng đau trên..
7. Thuốc dị ứng, mẩn ngứa cho da liễu
Hàng ngày làn da hay phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi bẩn, khói xe, ô nhiễm, các loại cây cỏ, phấn hoa gây ra dị ứng, mẩn ngứa, viêm da, nổi mề đay…Khi bị ngứa ngáy chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và bực bội. Bạn chỉ cần uống liều thuốc dị ứng, mẩn ngứa là có thể khắc phục tình trạng trên. Nên lưu giữ các loại thuốc này trong tủ thuốc gia đình như Toplife, Telfast, Zyrtec, Clarytyne, thuốc sát trùng…
8. Các loại dầu xoa bóp, dầu gió
Thông thường trong tủ thuốc gia đình nào cũng có dầu gió, dầu xoa bóp như một món ăn hàng ngày không thể thiếu . Chính vì công dụng rất đa năng và tuyệt vời của lọ dầu gió, dầu xoa bóp tưởng chừng như đơn giản này. Dầu gió có thể dùng khi bị trúng gió, lạnh chân, lạnh tay, đau đầu, đau mỏi chân tay, đau mỏi xương khớp, côn trùng cắn, muỗi cắn, cảm cúm, ho…Dùng để bôi và xoa bóp ngoài da.
9. Thuốc chống muỗi
Muỗi ngoài việc đốt người gây ra ngứa ngáy, khó chịu, sưng tấy thì muỗi còn là con vật trung gian truyền nhiễm các loại bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết , sốt rét, sốt vàng da, vius Zika…
Trong tủ thuốc gia đình rất cần có một lọ kem để phòng chống muỗi chích như thuốc Toplife, Chicco, Kokomo, Moustidose, Mother & Care
10. Bông, băng, gạc y tế, băng dính y tế
Bất kỳ gia đình nào cũng cần lưu giữ trong tủ thuốc một số dụng cụ y tế như bông băng, gạc y tế để dự phòng khi sơ cứu cấp cứu tai nạn, chảy máu, ngã, đứt chân, đứt tay. Với những vết thương nhẹ thì chúng ta hoàn toàn có thể tự xử lý được. Những vết thương nặng thì sơ cấp cứu trong lúc chờ đưa đến bệnh viện hay bác sĩ là điều vô cùng cần thiết để tránh dẫn đến tình trạng mất máu hoặc gãy dập cơ, xương, đứt mạch máu nghiêm trọng.
11. Kéo sạch
Kéo dùng để cắt những gói thuốc dạng nước, viên hay dạng bột, cắt miếng dán Salopas hoặc cắt bông, gạc, băng dính y tế. Bạn có thể dùng kéo inox, hoặc kéo nhôm tùy theo điều kiện. Có thể sát trùng bằng cồn trước và sau khi sử dụng. Một chiếc kéo nhỏ vừa phải và chắc chắn là dụng cụ y tế cần thiết để trong tủ thuốc gia đình bạn.
12. Máy đo nhiệt độ hoặc kẹp đo nhiệt độ
Thông thường con người đặc biệt là trẻ em hay bị cảm sốt, cảm cúm khi nhiệt độ thay đổi thất thường. Chúng ta phải đo nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt nếu quá cao hoặc quá thấp mà không xử lý được để biết cần phải can thiệp từ bác sĩ . Trẻ em thường hay xảy ra ốm sốt và cần phải được đo nhiệt độ thường xuyên khi bị bệnh hoặc trong quá trình điều trị bệnh. Bạn nên mua một máy đo nhiệt độ hoặc kẹp đo nhiệt độ có chất lượng tốt để trong tủ thuốc gia đình.
13. Máy đo huyết áp
Trong nhà bạn có người bị bệnh huyết áp hay thay đổi thất thường bạn phải mua dự phòng một cái máy đo huyết áp để theo dõi. Bệnh huyết áp có hai loại là huyết áp thấp và huyết áp cao. Khi bạn kiểm tra được chỉ số huyết áp sẽ biết được cách ăn uống phòng ngừa các chứng đột quỵ, tai biến xảy ra bất kỳ lúc nào. Mà biến chứng của những bệnh lý này là rất nguy hiểm có thể dẫn đến liệt nửa người, liệt toàn thân, tử vong… Vì vậy hãy lưu giữ một chiếc máy đo huyết áp trong tủ thuốc gia đình bạn nhé.
14. Máy đo đường huyết
Gia đình bạn có người thân bị triệu chứng đường huyết. Thay vì phải đến cơ sở y tế để kiểm tra thường xuyên tốn kém và mất thời gian thì bạn có thể đo định kỳ ở nhà để biết chỉ số đường huyết như thế nào. Từ đó bạn có thể xây dựng thực đơn để ăn uống hợp lý nhất để cân bằng lại đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh đường huyết. Lúc này máy đo đường huyết là một dụng cụ y tế cần thiết để trong tủ thuốc gia đình bạn.
15. Nơi đặt tủ thuốc gia đình
Tủ thuốc cần đặt nơi thoáng mát để bảo quản thuốc được tốt nhất. Để ngoài tầm với của trẻ em để tránh khi trẻ em với lấy và ăn uống gây nguy hiểm. Trong gia đình không phải ai cũng nhớ các loại tên thuốc và công dụng nên phải dán tên, liều uống. Cần chia tủ thuốc thành các ngăn riêng biệt như ngăn thuốc dành cho trẻ em, thuốc dành cho người già, thuốc hạ sốt…Ngoài ra, cần phải dán một bảng hướng dẫn sơ cấp cứu khẩn cấp trên tủ thuốc để khi có bất kỳ trường hợp cần thiết ai cũng có thể đọc và sử dụng được ngay.
Nếu bạn muốn thực sự yên tâm trong gia đình, sắm đủ những loại thuốc và dụng cụ y tế như vậy thì tủ thuốc của bạn rất chật chội. Bạn có thể tối giản, gọn nhẹ tủ thuốc trong gia đình mà vẫn hiệu quả? Bạn nghĩ sao nếu bạn có thể thay tất cả các loại thuốc sau chỉ bằng duy nhất một loại biệt dươc.
Ví dụ thay thuốc sát trùng, nước sinh lý, thuốc chống mẩn ngứa dị ứng, thuốc chống muỗi, vết bỏng, mụn trứng cá, viêm nhiễm bề mặt hoặc đau xương khớp, các bệnh về tiêu hóa và đường ruột... .
Tóm lại: Những thứ cần thiết nhất cần có trong tủ thuốc gia đình như sau:
- Bông, băng, gạc y tế, kéo sạch
- Một lọ biệt dượcToplife Nhằm để thay thế thuốc sát trùng, cầm máu, giảm đau, kháng viêm, các loại dị ứng ngoài da, viêm phụ khoa, viêm họng, lở loét miệng, bỏng, côn trùng cắn…
- Nước muối sinh lý, túi chườm
- Máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy đo đường huyết..
- Các loại thuốc: Thuốc tiêu hóa, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau..
Có một loại biệt dược còn được mệnh danh là Xe cứu thương - Toplife. là một sự lựa chọn hoàn hảo, tuyệt vời không thể thiếu khi lưu giữ các loại thuốc và dụng cụ y tế cần thiết trong tủ thuốc gia đình.