Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
THƯC ĐƠN ĂN UỐNG CHO BỆNH VIÊM PHỔI
Viêm phổi là căn bệnh phổ biến, nếu bạn hay người thân của mình bị căn bệnh này thì sau đây là một thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi tuyệt vời mà bạn nên biết.
Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống miễn dịch và bộ máy hô hấp, dẫn đến suy giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh từ môi trường như: Thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn virus, truyền nhiễm..
Để điều tri bệnh viêm phổi có hiệu quả ngoài việc thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa, uy tín và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống cũng đóng góp rất lớn tới việc hồi phục sức khỏe và điều trị của bệnh nhân.
Trong quá trình bị viêm phổi người bệnh sẽ bị sốt, ho, khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi điều này làm cơ thể mất sức suy yếu và có thể bị sụt cân nhiều nếu không cung cấp đủ năng lượng và các thành phần dinh dưỡng, nặng hơn có thể kéo dài thời gian nằm viện.
Việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho sự hồi phục của cơ thể tránh những biến chứng sau này như suy dinh dưỡng, suy kiệt, nằm lâu trên giường, giảm sức đề kháng, bệnh tình nặng hơn..
Vì vậy cần lên một thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi là điều cần thiết, nếu áp dụng đúng và đủ thì sẽ có tác dụng như một loại thuốc phòng và trị bệnh viêm phổi an toàn hiệu quả.
Viên uống thảo dược giúp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi do GS.TS BS Hoàng Xuân Ba nghiên cứu tại Hoa kỳ:
Mua ngay giá ưu đãi tại nanoshop
VIÊM PHỔI LÀ GÌ?
Viêm phổi là một tình trạng bệnh lý hay gặp, thường do nhiễm trùng phổi gây ra, khiến các bộ phận tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới hoạt động chức năng của phổi. Viêm phổi gồm nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho tới mức độ nặng đe dọa sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.
Các nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp là do vi khuẩn, do virus, do nấm và do hóa chất
+ Viêm phổi do vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp viêm ở người trưởng thành qua môi trường, thường lây truyền qua đường giọt bắn nước bọt (khi người khỏe mạnh hít, nuốt phải các giọt chứa đầy vi khuẩn sau khi người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi). Những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý nền mạn tính rất dễ phát bệnh..
+ Viêm phổi do virus: Virus là nguyên nhân gây ra số trường hợp viêm phổi nhiều thứ hai sau vi khuẩn. Có rất nhiều loại virus chẳng hạn như các loại virus gây ra cảm lạnh cũng như virus cúm, đặc biệt hiện là viruscorona (covid 19) hiện nay..
+ Viêm phổi do nấm: Nấm là một tác nhân gây viêm phổi ít phổ biến. Nếu là một người trưởng thành khỏe mạnh thì nguy cơ xuất hiện viêm phổi do nấm là rất thấp, nhưng nếu bị suy yếu về miễn dịch và đề kháng thì khả năng mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng lên.
+ Viêm phổi do hóa chất: Là loại viêm phổi đặc thù, rất ít gặp. Nhiều loại hóa chất có thể gây viêm phổi, và chúng có thể ở bất kì dạng nào, từ dạng hơi, dạng lỏng cho tới các phân tử rắn. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác, loại này xảy ra với nhiều mức độ khác nhau..
Khi bạn có dấu hiệu căn bệnh này bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa ngay để việc điều trị sớm có kết quả, ngoài việc điều trị tại bệnh viện thì dinh dưỡng bổ sung là điều cân thiết.
Vậy Thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi có những gì? Hãy cùng Shapeline Việt nam tìm hiểu cùng bạn!
NĂNG LƯỢNG
Khi bị bệnh viêm phổi, người bệnh thường sốt cao, ho nhiều, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, suy kiệt thể lực và suy dinh dưỡng, giảm cân.. trong thời gian này thường có cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, cảm giác no, vì vậy người bệnh thường thiếu năng lượng cho cơ thể. Chính vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng thông qua một thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi hợp lý như:
+Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể: 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày theo trọng lượng hiện tại.
+Nếu bị suy dinh dưỡng trước đó, hoặc sụt cân: 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày, sau khi hồi phục.
CHẾ ĐỘ ĂN ĐẢM BẢO ĐỦ NĂNG LƯỢNG CHO CƠ THỂ
Thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi phải được thực hiện hàng ngày như:
+ Ăn đầy đủ ba bữa chính.
+ Nếu người bệnh kém ăn (ăn ít) thì nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm 2-3 bữa phụ. Những loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh flan, sữa chua, bánh, trái cây.
+ Bổ sung những loại thực phẩm có năng lượng cao vào bữa ăn như phô mai, bơ, dầu thực vật, Uống thêm nước trái cây. Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng qua đường uống
ĐẠM
Khi bị viêm phổi các tế bào bị tổn thương nặng, mức đề kháng giảm sút, hệ miễn dịch suy giảm.. vì vậy trong thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi cần cung cấp đầy đủ chất đạm, protein rất cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi viêm phổi, để tái xây dựng những mô bị tổn thương, tổng hợp những chất tăng cường hệ miễn dịch..
Nhu cầu đạm trong điều trị bệnh viêm phổi từ 1,2 – 1,5 kcal/kg cân nặng
Kết hợp đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa (từ 160-200g/ngày), và đạm thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành), các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, macca,.)
Với những người bệnh có cảm giác chán ăn, no lâu có thể ưu tiên ăn thức ăn trước (thịt, cá, trứng, đậu,...), ăn những thực phẩm khác sau.
Có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm khác vào khẩu phần ăn nếu ăn không đủ nhu cầu như sữa tươi tách béo, lòng trắng trứng, sữa chua,,,
VITAMIN
Trong thực đơn ăn uống bệnh viêm phổi không thể thiếu các thành phần vitamin và khoáng chất thiết yếu, chính vì vậy rau củ quả là các thức ăn, thức uống chính cho mỗi bữa ăn đối với bênh nhân viêm phổi, các vitamin và khoáng chất đóng vài trò rất lớn trong qua trình điều trị bệnh như:
+ Chuyển hóa năng lượng.
+ Tăng cường hệ miễn dịch, hình thành hệ cơ xương.
+ Giúp lành vết thương trong giai đoạn hồi phục.
+ Đặc biệt vitamin A, C, E, kẽm, selen: tăng sức đề kháng, chống oxy hóa.
+ Rau xanh trái cây là nguồn cung cấp vitamin chủ yếu, đồng thời đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, lượng nước đáng kể cho cơ thể
+ Trong bữa ăn cần có đủ lượng rau xanh khoảng 200-300g/ngày, trái cây khoảng 300-400g/ngày.
+ Trong những bữa ăn phụ nên ăn thêm trái cây, có thể ăn tươi hoặc chế biến dưới dạng sinh tố, nước ép nếu người bệnh mệt mỏi, ăn kém.
NƯỚC
Nhu cầu nước hằng ngày của cơ là vô vàn cần thiết, nước chiếm hơn 70% trong cơ thể chính vì vậy trong thực đơn ăn uống bệnh viêm phổi thì nước là rất quan trọng (bao gồm nước canh, trái cây, nước uống, sữa, ...) nếu không có chống chỉ định do một số bệnh kèm theo như suy tim, suy thận.
Nước phải uống đúng và uống đủ tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và các bệnh lý khác kèm theo, quân bình uống từ 1,5 tới 2,4 lít nước mỗi ngày.
Nếu có sốt, tăng nhịp thở sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn, do đó lượng nước cần uống cũng tăng lên thêm 300-500 ml/ngày.
Cung cấp đủ nước giúp làm loãng đờm, ướt họng để người bệnh dễ dàng khạc đờm ra, đồng thời phòng ngừa táo bón trong thời gian nằm thường xuyên trên giường bệnh..
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
Trông thực đơn ăn uống bênh viêm phổi người chăm sóc bệnh nhân cần nắm rõ các nguyên tắc khi cho bệnh nhân ăn uống như sau:
+ Cho người bệnh ngồi ở tư thế 90 độ trong khi ăn, tựa đầu giường nếu không tự ngồi được.
+ Thức ăn không quá nóng, không quá lạnh.
+ Tránh làm người bệnh xao nhãng khi ăn: nói chuyện, cười đùa, xem tivi...
+ Khuyến khích ăn những miểng nhỏ.
+ Nên uống trực tiếp bằng miệng, hoặc bằng muỗng tránh dùng ống hút để uống nước.
+ Nếu người bệnh khó nuốt, dễ sặc nên ăn dung dịch sệt, hoặc dùng thực phẩm mềm tán nhuyễn tránh ăn lỏng quá mức, hoặc thức ăn quá cứng.
Ngoài việc tuân thủ theo thực đơn ăn uống trên người bệnh cần vận động và tập nhẹ các bài tập ở trên giường với các tư thế nằm và chú trọng vào tập hít thở..
Bạn có thể tham khảo phương pháp tập và hít thở theo đông tây ý kết hợp tại Shapeline Việt Nam
Xem Video cách nằm tập và hướng dẫn của chuyên gia Shapeline
THƯC ĐƠN ĂN UỐNG CHO BỆNH VIÊM PHỔI
Nếu hàng ngày người bệnh phổi và viêm phổi thực hiện một chế độ dinh dưỡng và ăn uống theo thực đơn dưới đây thì chắc chắn sẽ nhanh chóng phục hồi nhanh và sớm lấy lại sức khỏe và trở lại sinh hoạt bình thương.
- Nước: Mỗi ngày cần cung cấp từ 1,6 đến 2,4 lít nước sạch (tùy vào trọng lượng cơ thể)
- Trái cây: Mỗi ngày uống 2 tới 3 lý trái cây
- Đạm, Protein: Mỗi ngày ăn từ 160 gam đến 200 gam
- Năng lường: Mỗi ngày cần 25-30 kcal/kg cân nặng
- Rau củ quả: Mỗi ngày cần 200-300g/ngày, trái cây khoảng 300-400g/ngày.
- Bạn có thể ăn thêm các loại cháo như: Cháo gà, Cháo vịt, cháo hải sản, cháo trứng..
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Một còn gà già và gầy ( càng già, càng gầy càng tốt).
- 200 gam củ sen tươi
- 50 gam gừng non
- 1 củ tỏi ( nguyên củ)
- 10 quả táo tàu đỏ
- 10 quả táo tàu đên
- 1 muỗn cafe tam thất bột
- 1 miếng vỏ quế nhỏ cỡ 1 lóng tay
- 1 ít cam thảo
Cách làm:
Làm gà và rửa sạch bằng nước nóng tất cả nguyên liệu rồi cho vào 1 nồi lớn đổ 3 lít nước rồi hầm lửa nhỏ khoảng 4 đến 6 tiếng.
Cách sử dụng:
Sau khi hầm xong chắt lấy nước để dùng dần trong 2 ngày, mỗi lần dùng lấy ra một ít đun nóng cho gia vị và cho rau hay bún phở rồi dùng hàng ngày.
Trên là 1 thực đơn ăn uống cho bệnh viêm phổi rất hay gia truyền để lại, chúc bà con áp dụng để lấy lại sức khỏe của bản thận.
Tin liên quan!
► TẬP LUYỆN CHO SỨC KHỎE ( Trị đau xương khớp không dùng thuốc)
► CHĂM SÓC SỨC KHỎE KHÔNG DÙNG THUỐC
► 50 thực phẩm tốt cho sức khỏe