Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch là gi?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông hoặc hệ tĩnh mạch sâu có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch. Lúc này, máu đưa về tim sẽ suy giảm gây ra ứ đọng ở tĩnh mạch vùng chân.
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch
Các biểu hiện thường gặp khi mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hay suy van tĩnh mạch chi dưới bao bồm:
+ Nổi nhiều gân xanh ở vùng chân, mắt cá, bắp chân…
+ Mạch máu mạng nhện ở vùng chân, mắt cá, bắp chân…
+ Đau nhức chân, sưng phù, sưng mắt cá chân
+ Nặng chân, căng chân, chân nóng, tê bì chân, khó chịu
+ Mạch máu giản to, thường bị chuột rút , vọc bẻ, nhức mỏi
+ Các vết loét lâu lành.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch ở chân xuất hiện do chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên bị tổn thương do một số nguyên nhân sau:
+ Tuổi tác: Tuổi càng cao, da càng bị lão hóa và trở nên mỏng, không giữ được mạch máu, gây giãn phồng.
+ Tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày gây tổn thương các van tĩnh mạch 1chiều, các van mất dần khả năng bơm máu về tim dẫn đến tình trạng suy giãn tính mạch chân.
+ Tăng cân đột ngột: Khi trọng lương cơ thể bạn tăng một cách đột ngột, đôi chân của bạn phải chịu một lực lớn mà chưa kịp thích ứng cũng có thể dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
+ Hội chứng hậu huyết khối
+ Do tình trạng thiếu hụt hoặc thiểu sản van tĩnh mạch (nông hay sâu) bẩm sinh, dị sản tĩnh mạch có hoặc không kèm theo rò động tĩnh mạch
+ Do chèn ép như khối u, hội chứng Cockett
+ Bị chèn ép về huyết động như có thai, chơi thể thao.
Các loại suy giãn tĩnh mạch
Có 3 loại suy giãn tĩnh mạch được nghiên cứu:
Suy giãn tĩnh mạch nông:
Là loại suy giãn ở phần mao mạch ở ngoài da, Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương, tắc nghẽn.
Suy giãn tĩnh mạch sâu:
Là tình trạng các tĩnh mạch sâu bị suy giảm chức năng vận chuyển máu về tim, dẫn đến máu không lưu thông liên tục, gây ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch, gây áp lực lên các tĩnh mạch ở cẳng chân
Suy giãn tĩnh mạch xuyên:
Là trường hợp ít gặp hơn so với 2 loại suy giãn trên..
Trong đó suy giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất. và rất dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Các biến chứng thường gặp
+ Có 3 biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải là huyết khối (cục máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân.
+ Suy giãn tĩnh mạch chân nếu không điều trị có thể biến chứng và ảnh hưởng tới các căn bệnh về tim mạch, huyết áp..
+ Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm ngay đến tính mạng mà chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt, đi và đứng lâu sẽ rất nặng chân và mỏi, tê bì chân.
Chuẩn đoán suy giãn tĩnh mạch
Chuẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh lý theo từng giai đoạn khác nhau, đa số bằng kinh nghiệm và cận lâm sàn bằng công nghệ cao
Ở giai đoạn đầu:
Triệu chứng mờ nhạt, người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân hoặc đôi khi chỉ là cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Đừng ngồi nhiều dễ gây mỏi chân hoặc phù nhẹ. Chuột rút vào ban đêm. Dị cảm như cảm giác bị châm kim, kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Các mạch máu nhỏ li ti nhất là ở vùng cổ chân và bàn chân nổi lên.
Giai đoạn tiến triển:
Bệnh nhân phù chân, phù ở mắt cá hoặc bàn chân. Màu sắc da vùng cẳng chân thay đổi do máu bị ứ ở tĩnh mạch lâu ngày gây loạn dưỡng. Tĩnh mạch trương phồng, nổi rõ gây cảm giác nặng, đau nhức, không mất đi khi nghỉ ngơi. Các mảng máu bầm trên da.
Giai đoạn biến chứng:
Viêm tĩnh mạch nông huyết khối gây thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, có thể nguy hiểm tính mạng. Giãn vỡ tĩnh mạch gây ra chảy máu nặng. Nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mãn tính.
Cận lâm sàng:
+ Siêu âm Doppler: thấy có dòng máu phụt ngược, huyết khối
+ Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang chỉ thực hiện khi không xác định được chính xác sự tồn tại và đặc điểm của các dòng trào ngược trong lòng hệ tĩnh mạch.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Đối với căn bệnh suy giãn tĩnh mạch này đa phần người bệnh trong giai đoạn ban đầu đều tự điều trị suy giãn tĩnh mạch và thậm chí tự mua thuốc để uống, khi bệnh tình nặng hơn mới ghé cơ sở y tê hay bác sĩ.
Điều trị tại nhà:
+ Ngăn chặn sự trào ngược và làm các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn như: để chân cao khi nghỉ ngơi, tập cơ mạnh, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, mang tất thun hoặc cuốn chân bằng miếng băng thun, vớ áp lực, tránh các dị tật, béo phì và duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ tránh táo bón
+ Điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch đa phần là thuốc giảm đau, kháng viêm nếu trường hợp bị viêm loét, một số thuốc có tác dụng làm cho lưu khí huyết được lưu thông như: Sử dụng các thuốc làm bền thành mạch như daflon, rutin C nhưng chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch là chủ yếu.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Có thể điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng châm cứu hoặc bấm huyệt cũng sẽ giảm bớt sự đau đớn và khó chịu, đây là cách điều trị truyền thống bao gồm cả xoa bop, giác hơi, chườm nóng và lạnh, hiên nay còn ứng dụng một số thiết bị chuyên sâu khác để hỗ trợ và điều trị căn bệnh này như
+ Phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90 độ để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch. Tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ tái phát tới 30%
+ Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần: là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra bởi sự ma sát của các ion trong mô nhằm mục đích loại bỏ dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch hiển lớn thường áp dụng cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch độ 2 trở lên theo phân độ CEAP, điều trị tại nhà không cải thiện.
Điêu trị băng Lymphmodelage chân không
Bằng công nghệ độc quyền nén khí chân không tại Shape-Line bạn hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn, không tổn thương, đây là một phương pháp mới từ châu âu và được xem là giải pháp hoàn hảo để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, sử dụng nén khí chân không và được xoa một loại dược liệu làm từ thiên nhiên lên vùng chân nhằm kích thích hệ thần kinh chân, giúp làm phục hồi van tĩnh mạch và giảm bớt đau nhức khớp xương chân ngay tức thì với các căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch, tê phù chân, kích thích tái tạo lại tuyến nhờn, sự tổn thương, hỗ trợ những người sau khi phẫu thuật, khả năng vận động chi dưới khó khăn. Bên cạnh đó còn giảm béo phì ở chân, mỡ cục ở đùi, làm thon gọn săn chắc chân và làm lưu thông khí huyết
Công nghệ Shapeline - máy nén khí Lymphmodelage, còn kích thích sản sinh collagen từ sâu dưới da đến bè mặt da, giúp khỏe da từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
- Công nghệ nén khí Lymphmodelage là giải pháp chống tắc nghẽn bạch huyết, giảm béo vùng chân và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có hiệu quả.
- Thời gian điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng nén khí chân không:
Kết quả
- Chân sưng, tụ bầm tan biến.
- Khí huyết ở chân được đã thông.
- Thon gọn, giảm chu vi chân.
- Cellulite trên chân bị giảm.
- Cảm giác nhẹ nhàng ở chân và mông.
- Suy giảm tĩnh mạch ở chi dưới được điều trị.
Điều trị phẫu thuật:
Phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Chivas: là các phương pháp nhằm lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng dụng cụ chuyên dùng. Kỹ thuật Stripping sẽ cho phép rút các tĩnh mạch trong khi phương pháp Chivas sẽ lấy các tĩnh mạch bị giãn của hệ thống xuyên. Đây là phương pháp điều trị có tỉ lệ tái phát thấp nhất.
Biện pháp phòng suy giãn tĩnh mạch
- Hạn chế đứng hoặc đi lại nhiều quá.
- Nên tập đi bộ chậm hay bơi lội 30 phút mỗi ngày.
- Tránh béo phì.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin C.
- Không mặc quần áo chật quá, không đi giày cao gót.
- Nơi làm việc phải thoáng mát.
- Tự tin tỏa sáng với đôi chân thon mượt, mịn màng, trắng sáng với
- Máy nén khí Lymphmodelage điều trị giãn tĩnh mạch chân tiên tiến nhất hiện nay.