Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19
Bài viết này được chuyên gia Shapeline tổng hợp tổng quát về mức độ, triệu chứng liên quan đến hậu Covid-19 kéo dài và các liệu pháp phục hồi sức khỏe của chúng tôi, đây là các phương pháp phục hồi cả thân và tâm mới mẻ để phục hồi hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chức năng vận động, xương khớp,... Cho những người đã từng vượt qua các căn bệnh hiểm nghèo và bệnh Covid-19.
Hàng loạt các nghiên cứu gần đây từ các chuyên gia, nhà vật lý trị liệu, bác sĩ và nhân viên điều dưỡng trong các khu chăm sóc đặc biệt (ICU) trên thế giới đã lo lắng về rất nhiều di chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với những bệnh nhân nặng đã trị khỏi. Kết quả cho thấy hơn 70% số bệnh nhân này đang gặp các vấn đề khác nhau từ thể chất lẫn tinh thần như:
Các triệu chứng mới hoặc đang tiếp diễn thường thấy sau điều trị Covid-19
Các triệu chứng mới hoặc đang tiếp diễn có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, nhiều năm sau khi điều trị do lây nhiễm bới virus Sars-CoV-2 gây ra COVID-19. Các triệu chứng này có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc nếu ban đầu họ không có các triệu chứng. Mọi người thường báo cáo rằng họ có các triệu chứng khác nhau sau đây:
• Khó thở hoặc hụt hơi
• Suy nhược, mệt mỏi kéo dài
• Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi hoạt động thể chất hay trí não
• Khả năng suy nghĩ và tập trung suy giảm (đôi khi còn được gọi là "sương mù não")
• Ho dai dẳng
• Đau tức ngực, xôn xao hoặc đau dạ dày
• Thường hay đau đầu, ù tai
• Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)
• Đau nhức mỏi cơ xương khớp
• Cảm giác tê râm ran
• Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
• Rối loạn về giấc ngủ
• Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
• Phát ban hoặc nổi mề đay
• Thay đổi tâm trạng
• Thay đổi về vị giác và khứu giác
• Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
▪︎ Một vấn đề khác đối với những người mắc COVID-19 nặng là phải ở lại phong hồi sức tích cực (ICU) quá lâu. Giáo sư Hodgson cho biết đa số những người bệnh cần đến sự trợ giúp của máy thở hoặc cần điều trị trong ICU phải điều trị tích cực 2 tuần. Vấn đề sẽ xảy ra khi các tế bào của cơ thể giải phóng một loại protein có tên là cytokine, gây ra tình trạng viêm và phân hủy protein trong cơ khi người bệnh phải nằm quá lâu trên giường. Theo bà Hodgson, sự suy giảm cơ này có thể kéo dài đến 5 năm ở một số bệnh nhân.
▪︎ Đối với sức khỏe tâm thần, Giáo sư Hodgson cho biết cho đến nay, các triệu chứng được báo cáo trong nghiên cứu chủ yếu là sức khỏe thể chất (như mệt mỏi và suy nhược) hơn là tâm lý. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu sơ bộ, bà Hodgson cho biết tỷ lệ lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân COVID-19 thấp hơn 20%, ngang bằng với những bệnh nhân hồi phục sau khi mắc các bệnh hiểm nghèo khác.
Đây là báo cáo đầu tiên do các chuyên gia Australia thực hiện nghiên cứu về tác động lâu dài của COVID-19.
▪︎ Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy 15% những người mắc COVID-19 nhẹ vẫn có các triệu chứng trong ít nhất 8 tháng kể từ khi nhiễm bệnh.
▪︎ Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy những người mắc COVID-19 cần đến sự trợ giúp y tế dù đã khỏi bệnh nhưng một thời gian sau đó nhiều khả năng vẫn gặp các vấn đề về hô hấp, rối loạn hệ thần kinh, các vấn đề sức khỏe tâm thần, mệt mỏi.
Tại sao nên phục hồi chức năng sau điều trị covid-19 kéo dài?
Sau khi bị nhiễm virus Sars-CoV-2 (bệnh viêm đường hô hấp cấp tính).
COVID-19, bệnh này chủ yếu gây nhiễm trùng phổi nên có nguy cơ gây tổn thương phổi và chưa thể chắc chắn về thời gian hoặc khả năng bình phục hoàn toàn của người bệnh. Đối với một số bệnh nhân nặng, hệ thống miễn dịch của họ phải hoạt động quá mức, có nghĩa là không phân biệt được tế bào bình thường và tế bào nhiễm virus, từ đó có thể xuất hiện các phản ứng miễn dịch thái quá, tạo ra nhiều tổn thương các bộ phận khác, cũng như hiện tượng hình thành cục máu đông có thể khiến người bệnh bị đau tim, kéo theo nguy cơ đột quỵ và những căn bệnh này cũng có thể để lại hậu quả lâu dài từ nhẹ đến nặng, dẫn đến tình trạng xơ phổi, đặc biệt quá trình chiến đấu giữa hệ miễn dịch và các tế bào nhiễm bệnh tạo ra một môi trường tế bào chết ở trong phổi gây ra sự tắc nghẽn, chèn ép, thở dốc, dễ mệt... những di chứng này rất dễ tạo thành các bệnh mãn tính sau này. Vì vậy các liệu pháp nhằm phục hồi các chức năng bị tổn thương, các triệu chứng sau covid-19 kéo dài là một đề tài đang được các nhà khoa học, tổ chức y tế thế giới WHO quan tâm và theo dõi tiếp tục trong tương lai.
"Tuy mỗi người sẽ có những biểu hiện mức độ di chứng để lại khác nhau, vì vậy ngược bệnh sau điều trị covid-19 kéo dài cần khám định kỳ thường xuyên để được chuẩn đoán bà phục hồi các tổn thương thời kỳ hậu Covid-19 kéo dài cả thân và tâm"
WHO lo ngại về hậu covid-19
WHO kêu gọi những người đang chịu đựng hội chứng hậu COVID-19, dù đã hồi phục sau giai đoạn cấp tính, nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Bởi cho đến nay, “ hậu COVID-19” vẫn là một trong những “góc khuất” của đại dịch chưa được tìm ra. Phát biểu tại một cuộc họp báo, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO cho rằng: “Hội chứng hậu COVID-19 là điều mà WHO vô cùng lo ngại. WHO công nhận điều này, vì nó thực sự tồn tại”.
Theo bà Kerkhove, trong số những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, có khá nhiều người đang phải chịu những ảnh hưởng lâu dài. Bà nói: “Chúng tôi không biết những di chứng này sẽ kéo dài bao lâu và chúng tôi thậm chí đang phải nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa cụ thể cho những trường hợp này để hiểu rõ hơn và mô tả hội chứng hậu COVID-19 là gì?.
Cho đến nay, rất ít người hiểu nguyên nhân tại sao một số bệnh nhân, sau khi trải qua giai đoạn cấp tính, thì vẫn liên tục phải chịu đựng các triệu chứng như thở gấp, cực kỳ mệt mỏi và rối loạn chức năng nhận thức (tên khoa học là sương mù não), rối loạn cơ tim và thần kinh, thận.
Ngoài việc mở rộng nghiên cứu để tìm hiểu và kiểm soát hội chứng hậu COVID-19, WHO đang phối hợp để đưa ra các chương trình phục hồi chức năng tốt hơn cho những người sau điều trị covid-19.
WHO đã tổ chức một loạt hội thảo trong năm nay nhằm tăng cường hiểu biết về hội chứng hậu COVID-19. Tại hội thảo này, không chỉ nghe phân tích từ giới khoa học và bác sĩ mà WHO còn trực tiếp nghe từ chính những người mắc bệnh.
Các ảnh hưởng đa cơ quan của COVID-19
Một số người đã từng mắc các bệnh nghiêm trọng do COVID-19 gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể ảnh hưởng hầu hết, nếu không phải là tất cả, hệ thống cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não. Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm (sưng đau) hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
• Viêm phổi và suy hô hấp cấp tính
Phổi là môi trường yêu thích nhất của virus SARS-CoV-2. GS Matthew B.Frieman, một chuyên gia về virus của ĐH Maryland (Mỹ) cho biết, nCoV cũng tấn công vào phổi qua 3 giai đoạn như SARS.
Những ngày đầu mới nhiễm, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao, sau đó làm bong tróc lớp bảo vệ này. Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi. Sau khi khỏi bệnh phổi cũng rất khó được phục hồi như ban đầu, cần phải được phục hồi và chăm sóc lâu dài hậu Covid-19.
• Tổn thương tim
Nhiều nghiên cứu các bệnh nhân nhiễm covid-19 rằng không chỉ bệnh nhân có tiền sử tim mạch mới bị các biến chứng suy tim, tổn thương tim cấp, các bệnh nhân tử vong khác cũng gặp biến chứng này.
Các bác sĩ tim mạch đã giải thích 2 khả năng. Thứ nhất, tim bệnh nhân có lẽ đã phải cố gắng để bơm máu khi thiếu lượng oxy cần thiết và virus có thể đã trực tiếp xâm nhập vào tế bào tim mạch. Trường hợp thứ hai, trong quá trình cơ thể nỗ lực loại bỏ virus SARS-CoV-2 đã tạo ra cơn bão cytokine, tấn công vào tim.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo kể cả các bệnh nhân sau khi khỏi covid cũng cần theo dõi và chăm sóc hệ tim mạch của mình.
• Suy gan, thận
Nghiên cứu cho thấy những người mắc Covid-19 thể nặng có nguy cơ bị tổn thương gan, thận rất cao.
Tổn thương gan cấp tính và suy gan là có nguy cơ đe dọa tính mạng. Với tổn thương thận, sẽ phải cấp cứu ngay lập tức, lọc máu (chạy thận) cho đến khi thận có thể hoạt động trở lại bình thường. Vì vậy sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường để lại nhiều đi chứng về gan và thận, phục hồi và chăm sóc gan thận cũng thể thể bổ qua.
• Tấn công mạch máu
Các nhà khoa học Thụy Sỹ đã công bố nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cho biết, virus SARS-CoV-2 có khả năng tấn công các niêm mạc mạch máu trên khắp cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng suy đa tạng. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ xâm nhập vào lớp nội mô (tế bào) - được coi là tuyến phòng thủ của các mạch máu, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra các vấn đề trong hệ thống vi tuần hoàn (gồm những mạch máu nhỏ nối tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch).
Hệ thống vi tuần hoàn khi gặp trục trặc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể và cuối cùng là ngừng lưu thông máu. Chúng sẽ còn ảnh hưởng về sau kể cả khi khỏi bệnh
• Gây đột quỵ
Theo báo cáo tại Anh, Mỹ, ngày càng có thêm nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 tạo ra hàng trăm cục máu đông trong các động mạch lớn, gây đau tim và đột quỵ.
Trong đó hầu hết bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý, nhiễm bệnh triệu chứng nhỏ, độ tuổi phổ biến từ 30-40, nhóm tuổi ít xảy ra đột quỵ do tắc mạch máu não.
Nhóm các nhà nghiên cứu tại Ireland đã nghiên cứu 83 trường hợp bệnh nhân covid-19 nặng điều trị tại BV St James cho thấy, 67% có hiện tượng hình thành cục máu đông. Tình trạng ảnh hưởng cục máu đông là một trong những di chứng hậu Covid-19 kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đột quỵ, xuất huyết não về sau này.
• Tấn công hệ thần kinh
TS Erin Michos, Phó giám đốc phòng ngừa bệnh tim mạch ở ĐH Johns Hopkins, Mỹ cũng cho rằng, rất nhiều bệnh nhân Covid-19 mất khứu giác và vị giác, đó cũng có thể là dấu hiệu virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào hệ thần kinh và khu vực não bộ phụ trách khứu giác.
• Viêm mạch máu cấp tính ở trẻ em
Nhiều báo cáo cho thấy về sự gia tăng các trường hợp trẻ em nhập viện với hội chứng viêm nghiêm trọng, giống như bệnh Kawasaki hay còn gọi là bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính, trong đó có nhiều trẻ dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện các bác sĩ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa Covid-19 và căn bệnh lạ nói trên.
• Sa sút tinh thần và sức khỏe
Các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi, bao gồm COVID-19, có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược nghiêm trọng và kiệt sức trong thời gian hồi phục. Ảnh hưởng của việc nhập viện cũng có thể bao gồm hội chứng hậu chăm sóc đặc biệt (PICS), tức là các ảnh hưởng sức khỏe bắt đầu khi một người ở trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và có thể vẫn còn sau khi xuất viện. Những ảnh hưởng này có thể gồm suy nhược nghiêm trọng, các vấn đề về suy nghĩ và phán đoán và rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý bao gồm các phản ứng kéo dài.
Một số triệu chứng xuất hiện sau khi nhập viện tương tự bao gồm các ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do bị cô lập, tình hình kinh tế tiêu cực và thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý các bệnh tiềm ẩn. Những tác nhân này ảnh hưởng tới cả những người đã từng mắc hoặc chưa từng mắc COVID-19.
Liệu pháp gì để phục hồi sau điều trị covid-19 ( Hậu covid )
Rất nhiều các nhà khoa học và trị liệu đã và đang nghiên cứu các ứng dụng và giải pháp trị liệu nhằm phục hồi các chức năng hậu covid-19 kéo dài, tùy vào các triệu chứng, chuẩn đoán kịp thời để lên phác đồ trị liệu và phục hồi chức năng hợp lý nhất. Dưới đây là các chức năng cần được phục hồi với đa số bệnh nhân sau điều trị kéo dài:
• Phục hồi hệ hô hấp ( phổi )
Đây là cơ quan dễ bị tổn thương và suy yếu nhất của những người sau khi mắc covid-19 được gây ra bởi loại virus Sars-CoV-2 là viêm đường hô hấp, làm tổn thương phổi trầm trọng sau điều trị, vì vậy phục hồi phổi sau nhiễm covid-19 được quan tâm và theo dõi sát sao của các nhà nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe hiện tại và trong tương lai, phục hồi phổi cần phải kết hợp trị liệu phục hồi công nghệ cao bằng ánh sáng hồng ngoại để làm ấm phổi và thanh lọc các tế bào chết ở vùng phổi sau điều trị, đồng thời hàng ngày phải bổ sung lượng không khí sạch kết hợp phương pháp thở, ăn uống, tập luyện độc quyền của Shapeline.
• Phục hồi nhịp hít thở
Hậu covid-19 thường xảy ra đối với đa số là cảm thấy khó thở, hụt hơi, hơi thở ngăn, dễ mệt khi làm việc nặng, nhịp tim thường nhanh vì vậy phục hồi nhịp thở là rất cần thiết và quan trọng đối với quá trình phục hồi sau điều trị covid-19.
• Phục hồi hệ thần kinh, tinh thần, trí não
Sự ảnh hưởng về hệ thần kinh như mất giảm trí nhớ, mất vị giác và khứu giác, tinh thần và sức khỏe sa sút... vì vậy sau khi phục hồi và khỏi bệnh thì người bệnh cần phục hồi bằng các bài tập đặc biệt, thư giãn như ngồi thiền, luyện tập phương pháp đông tây y kết hợp của Shapeline, tản bộ, dưỡng sinh...
• Phục hồi cơ xương khớp
Đau nhức, ể oải, mỏi mệt kéo dài cũng như bệnh suy nhược cơ thể, nhược cơ... là các triệu chứng phổ biến của bệnh nhân sau điều trị covid-19, vì vậy bạn cần có một chế độ tập luyện và bổ sung dinh dưỡng phù hợp là điều cần thiết, hãy áp dụng các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng kết hợp hơi thở để làm lưu thông khí huyết và tăng cường sức mạnh cơ xương khớp.
• Phục hồi hệ tim mạch, huyết áp
Tổn thương hệ tim mạch và hiện tượng cục máu đông sẽ là một trong những nguy cơ gây đột quỵ, tai biên đối với các bệnh nhân hậu Covid-19 kéo dài, hiện đang được nghiên cứu và tìm hiểu lâu dài, vì thế sau khỏi bệnh cần quan tâm và tăng cường vật lý trị liệu như tập luyện, dinh dưỡng phù hợp...
• Phục hồi hệ tiêu hóa...
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và chướng bụng, khó tiêu là các triệu chứng khá phổ biến của hậu Covid-19 kéo dài, hệ tiêu hóa được vía như bộ não thứ 2 của con người, chúng là nơi cung cấp các dưỡng chất, sự sống... vì vậy chủng sẽ ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe của chúng ta, phục hồi hệ tiêu hóa, đường ruột là chủ đề rất được quan tâm trong tương lại.
Cách phục hồi người bệnh sau điều trị covid-19 phổ biến và khoa học theo đông tây y kết hợp
Dưới đây là một số liệu pháp để nâng cấp hệ miễn dịch và phục hồi các di chứng hậu Covid-19 thường thấy nhất.
1. Chế độ dinh dưỡng
Sau khi khỏi bệnh do điều trị covid-19 kéo dài, đặc biệt là điều trị tích cực tại nhà thương, sức khỏe thường suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt... thì bổ sung dinh dưỡng cho người mới ốm dậy là vồ cùng quan trọng, chế độ ăn uống phải đảm bảo đầy đủ như Protein, đường, dạm, chất béo và các loại vìtamin...
2. Chế độ tập luyện
Một phương pháp tập vật lý trị liệu kết hợp đông tây y của Shapeline là phù hợp cho mọi đối tượng, kể cả người già yếu, khó vận động, suy nhược... Đây và phương pháp độc quyền từ châu âu dựa trên các thiết bị công nghệ cao có kết hợp nhạc sóng não Delta, anpha, beat, games, theta... có tần số rung động phù hợp các vị trí và bộ phận trên cơ thể kết hợp luật hít thở yoga và thiền định, làm phục hồi tái tạo các tế bào tổn thương, lưu thông khí huyết, tăng cường thể trạng...
Tập luyện y khí hapeline
3. Liệu pháp màn hình oxy áp lực âm
Đây là một liệu pháp để phục hồi hệ hô hấp, bổ sung lượng Oxy còn thiếu và gia tăng đào thải khí CO2 và các khí độc còn tích tụ trong các tế bào sau điều trị covid-19, phương pháp này được kết hợp bởi một thiết bị tạo oxy 99% liều cao và thông qua một bộ áo và mặt nạ ion áp lực để lọc các vi khuẩn, virus ở môi trường xung quanh, tạo cho bạn 1 môi trường trong sạch, lượng oxy trong máu đặt mức cực đại cũng là thời điểm đào thải CO2 mạnh mẽ nhất, các tế bào được kích hoạt và tái tạo trở lại.
4. Thanh lọc thải độc bằng nhiệt chuyên sâu và nén chân không
Một phương pháp trị liệu kết hợp thảo mộc và công nghệ để cân bằng lại các chức năng, đồng thời thanh lọc các độc tố do ăn uống, thuốc men tồn dư ở trong máu, trong nội tặng, trong xương... các tinh chất được liệu này được chiết xuất từ các thảo mộc tại châu âu (Áo) sau đó được ủ vào cuộn băng và được bố lên vùng bụng, vung chân và chúng được kích hoạt bằng công nghệ nén chân không và nhiệt sâu, đây không chỉ để phục hồi sức khỏe mà nó rất thư giãn và dễ chịu.
Xem thêm: Thanh lọc cơ thể
5. Ánh sáng hồng ngoại phục hồi phổi
Một loại ánh sáng hồng ngoại có bước sống và năng lượng phù hợp với các tế bào phổi, chúng đã được ứng dụng để phục hồi các tế bào tổn thương ở phổi, làm ấm phổi và thanh lọc các tế bào nhiễm bệnh bị chết của virus Sars-CoV-2 gây cản trở sự lưu thông hấp thụ oxy và đào thải CO2, đây được xem là phương pháp an toàn, nhẹ nhàng và thư giãn khi sử dụng.
6. Phương pháp tập đông tây y kết hợp
Các phương pháp bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu, xông hới massage, cạo gió, giấc hơi cũng có thể giúp ích cho bạn để phục hồi sức khỏe...
7. Hướng dẫn sử dụng dược liệu bổ sung
Các thực phẩm bổ sung bằng các thảo dược thiên nhiên để phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị là rất cần thiết nếu bạn muốn phục hồi nhanh sức khỏe của mình, lựa chon đúng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đã được cấp phép của bộ BYT, được các GS. Bác sĩ hàng đầu nghiên cứu như:
》Viên uống thảo dược phục hồi chức năng hô hấp Futasol
》 Viên uống thảo dược phục hồi phổi, phế quản Pulmasol plus
》 Viên uống thảo dược cho người tim mạch, đột quỵ Anibasol
》 Viên uống thảo dược phục hồi chức năng thận suy yếu Glomesol
》 Viên uống thảo dược phục hồi chức năng gan Liverwell
》 Viên uống thảo dược phục hồi chức năng hệ tiêu hóa Colosol