Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
THỰC PHẨM TỐT CHO GAN - CÁCH CHĂM SÓC GAN
Gan là gì?
Gan là một bộ phận nội tạng lớn nhất của cơ thể. Trọng lượng của gan chiếm 2-5% trọng lượng cơ thể. Thông thường một người trưởng thành có lá gan nặng khoảng 1,5 kg, có màu đỏ sẫm. Gan nằm dưới lồng ngực và ở phía bên phải của ổ bụng và dạ dày. Gan là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể với các chức năng sống còn của sự sống..
Chức năng của gan
Gan có khoảng 500 chức năng, nhưng trong đó có một số chức năng quan trọng nhất mà chúng ta cần biết.
+ Thanh lọc và giải độc cho cơ thể
+ Là một nhà kho dự trữ glycogen, protein, các Vitamin, sắt để chuyển hóa thành hồng cầu tạo máu.
+ Tạo ra dịch mật phục vụ cho hệ bài tiết và quá trình tiêu hóa
+ Gan được ví như một nhà máy hóa chất vì nó đảm trách rất nhiều các phản ứng hóa sinh có vai trò đặc biệt đến một số bộ phận trong cơ thể.
+ Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa Cacbonhydrate, lipid, protein…
+ Gan tham gia vào quá trình miễn dịch
+ Gan chuyển hóa các chất độc từ thuốc thông qua quá trình gọi là chuyển hóa thuốc.
+ Gan chuyển hóa Amoniắc thành ure
Các triệu chứng khi gan có vấn đề
Rất nhiều triệu chứng được nhìn thấy thi lá gan của bạn có vấn đề, tùy thuộc vào mức độ và dạng bệnh lý sẽ có các triệu chứng khác nhau, các triệu chứng cũng sẽ giúp cho bác sĩ hiểu rõ hơn trong việc chẩn đoán bệnh lý và từ đó giúp cho việc điều trị bệnh gan chó kết quả cao nhất, các biểu hiện liên quan đến bẹnh của gan thường thấy như:
+ Có biểu hiện vàng da, vàng mắt khi lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng, móng tay chuyển màu bất thường.
+ Đau bụng vùng dưới của sườn phải
+ Buồn nôn và chán ăn do liên quan đến sản xuất và bài tiết mật của gan. Mật giúp nhũ hóa và cắt nhỏ lipid giúp chúng có thể tiêu hóa dễ dàng. Khi gan có vấn đề việc tiết mật sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng trên.
+ Bối rối và mất phương hướng. Do chức năng quan trọng của gan là thanh lọc giải độc, khi gan hoạt động không tốt các chất độc không được đào thải ra mà tích tụ rồi gây ảnh hưởng nên não bộ. Làm cho người bệnh sẽ dễ bị nhầm lẫn và mất phương hướng.
+ Mệt mỏi, giảm cân. Gan hoạt động kém làm cho ăn uống không ngon miệng, hệ tiêu hóa gặp trở ngại. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể làm cho mệt mỏi và sút cân.
+ Màu phân nhạt hoặc phân có máu
+ Cơ thể phù nề, bụng lớn. Phù nề ở chân do ứ nước, dễ bị bầm tím, nổi ngứa
+ Nước tiểu màu sậm và phân có màu trắng
+ Ngứa da thường thấy xuất hiện ở gan bàn tay và gan bàn chân. Nổi mề đay, phát ban, sẩn ngứa, lan đỏ trên diện rộng. Tình trạng ngứa ban đêm thường nhiều hơn ban ngày mà sau khi dùng thuốc dị ứng vẫn không đỡ.
+ Chỉ số men gan cao được đánh giá thông thường qua 3 loại ALT (Alanine aminotransferase), AST (Aspartate Aminotransferase) , GGT (Gamma –glutamyl transpeptidase). Khi 3 chỉ số này vượt ngưỡng cho phép chứng tỏ gan đang có bệnh lý.
Các bệnh lý thường thấy ở gan
Những bệnh lý liên quan đến gan tương đối là các căn bệnh nguy hiểm, đồng thời các căn bệnh này còn liên quan rất mật thiết với các căn bệnh về mật và 1 số bộ phận khác, dưới đây là một số căn bênh thường thấy ở gan.
⇒Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan và giải độc gan do GS.TS.BS Hoàng Xuân Ba nghiên cứu từ bài thuốc thảo dược theo công thức tây y tại Hoa Kỳ.
♦ Xem giá ưu đãi và mua ngay LIVERWELL hỗ trợ điều trị men gan, viêm gan A,B,C, phục hồi chức năng gan
Bệnh viêm gan
Bệnh viêm gan là tình trạng gan bị tổn thương bởi những tế bào bị viêm gọi là viêm gan. Thông thường gan bị viêm do nhiễm virus trong đó phổ biến có 5 loại: Viêm gan A, B, C, D, E.
Nhưng phổ biến và hay gặp nhất là bệnh viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C.
Bệnh viêm gan được chia ra làm hai loại:
Viêm gan cấp tính: Xuất hiện đột ngột và có thể điều trị khỏi trong vòng vài tuần hoặc vài tháng
Viêm gan mạn (mãn tính): Bệnh có thể xuất hiện do nguyên nhân nào đó trong một khoảng thời gian dài trên 10 năm mới thấy có các dấu hiệu của bệnh viêm gan. Khi mắc viêm gan mãn tính thì nguy cơ dẫn đến xơ gan và ung thư gan là rất cao có khả năng gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Bệnh viêm gan A là gì?
Là bệnh viêm gan do siêu vi A (HAV) virut viêm gan A gây nên. Chủ yếu lây qua đường ăn uống, tiêu hóa . Khi ăn phải thực phẩm bẩn hay thực phẩm nhiễm độc . Virus viêm gan A sẽ theo đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể, hoặc do tiếp xúc dính vào phân của người bệnh viêm gan A. Thường viêm gan A rất ít khi lây qua đường máu vì virus viêm gan A thường không sống trong máu.
- Hiện nay, đã có vacxin tiêm phòng viêm gan A. Đây là điều đáng mừng vì nguồn thực phẩm bẩn và ô nhiễm vẫn còn rất phổ biến ở nước ta.
Bệnh viêm gan B là gì ?
Là bệnh khi ở gan nhiễm một loại virus siêu vi B (HBV) làm cho gan bị tổn thương và bị viêm. Bệnh viêm gan B thuộc loại bệnh truyền nhiễm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc viêm gan B mãn tính. Tại Việt Nam tỉ lệ mắc viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.
Bệnh viêm gan B không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan có thể dẫn đến tử vong.
Các con đường lây bệnh viêm gan B
Chủ yếu qua 3 con đường chính là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con
Qua đường máu: Dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu bệnh nhân qua vết thương hở, nhận máu của người nhiễm bệnh viêm gan B, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, qua dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng.
Quan hệ tình dục không an toàn: Trong dịch âm đạo và tinh dịch cũng chứa virút viêm gan B. Nếu không sử dụng bao cao su và các biện pháp ngăn ngừa thì sẽ rất dễ lây nhiễm bệnh viêm gan B. Đặc biệt thường xảy ra ở quan hệ đồng giới, quan hệ với trai gái mại dâm …
Từ mẹ sang con: Thường xảy ra ở tuần thứ 28 của thai kỳ và 7 ngày sau khi sinh. Đặc biệt trong lúc chuyển dạ đẻ khi đó máu mẹ có thể tiếp xúc trực tiếp qua máu con. Hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, trẻ tiếp xúc với dịch âm đạo và có thể gây lây nhiễm. Lây truyền qua chiều ngang do trẻ tiếp xúc các vết thương hở, trầy xước trên da , niêm mạc hay dịch tiết của vết thương, có thể qua nước bọt hoặc nhai thức ăn cho trẻ. Hoặc trong lúc cho con bú khi núm vú của bà mẹ bị trầy xước hoặc chảy máu.
Bệnh viêm gan C là gì?
Là bệnh khi gan nhiễm một loại virus (HCV) gây nên nó được ví như kẻ giết người thầm lặng. Khác với bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan C sẽ diễn tiến thành mãn tính, rất ít trường hợp viêm gan tối cấp.
Thông thường bệnh viêm gan B được chuẩn đoán, xét nghiệm qua 2 chỉ số cơ bản (ALT), (AST) và làm Anti HCV hoặc HCV ARN để kết luận xem có bị bệnh hay không.
Các con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C thường lây truyền qua 3 con đường là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con.
Qua đường máu: Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị bệnh viêm gan C, dùng chung kim tiêm đã bị nhiễm virus viêm gan C, qua các dụng cụ cá nhân có nhiễm virus như bàn chải đáng răng, dao cạo râu, xăm hình, bấm lỗ tai…Hoặc các dụng cụ y khoa chưa được xử lý vô trùng…
Qua đường quan hệ tình dục không an toàn: Người lành quan hệ với người nhiễm bệnh viêm gan C không dùng bao cao su, tạo ra các vết trầy xước trong niệu đạo. Hoặc các bất kỳ hình thức quan hệ khác mà gây tổn thương , trầy xước đều có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh…
Lây truyền từ mẹ sang con: Viêm gan C lây truyền từ mẹ sang con là do nhau thai và thời điểm sinh. Hoặc trong giai đoạn mang bầu mẹ không bị nhiễm viêm gan C, nhưng đến khi cho con bú mẹ lại bị nhiễm bệnh thì cũng có nguy cơ cao gây truyền nhiễm bệnh.
Bệnh viêm gan C là một bệnh nguy hiểm vì chưa có thuốc đặc trị, biện pháp phòng tránh vẫn chủ yếu là tiêm vácxin và có một lối sống lành mạnh, khoa học, cảnh giác các con đường lây nhiễm. Bệnh viêm gan C có nguy cơ cao dẫn đến các bệnh nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…
Thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan
Nên chọn nhóm thực phẩm dễ hấp thu và tiêu hóa như gạo, ngũ cốc, đường, mật ong, hoa quả ngọt, các chất bột - đường. Vì vậy, người bệnh thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như chuối, nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng (không ăn lòng đỏ trứng), các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ. Lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường (tức là 50 - 70g mỗi ngày). Tuy nhiên, nếu bị viêm gan quá nặng, bắt đầu có triệu chứng lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm < 40g mỗi ngày vì các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không kiêng ăn hoàn toàn. Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm nên không tiêu hóa hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng (15g mỗi ngày). Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin như vitamin A, B, C, E… rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại vì các chất này giúp cho các chuyển hóa ở gan được tốt hơn
Bệnh gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ thường xảy ra do chế độ ăn uống không lành mạnh, bị dư thừa chất béo dẫn đến việc xuất hiện các mảng mỡ trong gan. Lâu dần có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, đau tim và đột quỵ
Gan nhiễm mỡ thứ phát: Chủ yếu do rượu bia vì trong rượu bia có chất men và nồng độ cồn. Uống nhiều rượu bia sẽ gây tổn thương đến gan. Liều lượng vượt mức cho phép nam trên 40 g cồn (1 lon bia chứa 17,5 g), nữ giới trên 20 gam cồn.
Gan nhiễm mỡ nguyên phát: Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, cao huyết áp, lượng đường trong máu cao…
Biểu hiện bệnh gan nhiễm mỡ?
Ban đầu bệnh chưa có biểu hiện rõ rệt hay bất thường. Một số ít người có thể cảm thấy đau tức mạn sườn bên phải và mệt mỏi. Do gan bị viêm nên các chỉ số xét nghiệm men gan đều tăng cao hơn, có thể phát hiện sớm qua siêu âm bụng tổng quát. Nếu chuyển sang xơ gan thường sẽ thấy vàng da, báng bụng, phù nề ở chân.
Điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Càng sớm càng dễ khỏi, bên cạnh đó quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mành, tập luyện và ngủ nghỉ khoa học.
Những thực phẩm tốt cho gan nhiễm mỡ
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm có lợi giúp loại bỏ bớt chất béo tích tụ trong gan. Những thực phẩm này gồm dưa chuột, rau cần, hành tây, các loại nấm, tỏi, gừng, đậu nành, ngô, sữa, nhộng ...
+ Dưa chuột thúc đẩy nhu động dạ dày và làm giảm cholesterol. Đồng thời, chất axit tartronic có trong dưa chuột giúp ngăn chặn sự hình thành của chất béo tạo ra bởi đường.
+ Rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, giúp mát gan, làm hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải và làm sạch huyết dịch, giảm áp suất máu, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt. Trong 100gr rau cần chứa 26gr protein, canxi 160mg, phot pho 61mg, trong đó hàm lượng protein thực vật cao hơn gấp vài lần so với rau quả khác. Rau cần có thể dùng làm rau ăn thường xuyên.
+ Hành tây chứa một số chất dinh dưỡng đặc biệt giúp làm giảm mỡ máu. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong hành tây giúp ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa động mạch.
+ Nấm là thực phẩm lý tưởng cho những người bị gan nhiễm mỡ. Nhiều loại nấm có tác dụng giải độc, bảo vệ tế bào gan rất tốt. Nấm hương, nấm linh chi có tác dụng làm giảm thiểu tác nhân gây hại cho tế bào gan như carbon tetrachlorid, thioacetamide, prednisone,... làm tăng lượng glucogen trong gan và làm hạ thấp men gan. Nấm bạch linh, nấm trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được Đông y sử dụng trong những đơn thuốc điều trị viêm gan cấp tính.
+ Tỏi làm giảm cholesterol có hại trong máu. Allicin có trong tỏi duy trì giảm cholesterol và chất béo trong cơ thể, giúp chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và làm giảm đường huyết.
+ Gừng chứa một loại hợp chất hữu cơ đặc biệt giúp giảm huyết áp, mỡ máu và ngăn chặn sự hình thành huyết khối rất hiệu quả.
+ Ngô chứa nhiều axit béo không no, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Ngô là thực phẩm được khuyên dùng cho những bệnh nhân gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì... Đậu tương có hàm lượng lớn acid béo không bão hòa, vitamin E và lecithin...có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Saponin có trong đậu tương giúp làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giúp giảm cân.
+ Sữa chứa carboxyl và methyl tác dụng kiềm chế hoạt động của synthetase cholesterol bên trong cơ thể, hạn chế sự tổng hợp cholesterol xấu và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, lượng canxi có trong sữa làm giảm sự hấp thu cholesterol trong cơ thể.
+ Nhộng có vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng ích tì bổ hư, trừ phiền giải khát. Nhộng có hàm lượng protit và axit amin cao, có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện chức năng gan.
Xơ gan, chai gan
Xơ gan hoặc chai gan: là giai đoạn sau của viêm gan mạn tính, gan bị bệnh lâu dài dẫn đến các tế bào gan bị hư hại rồi chết và để lại các mô sẹo, làm cho gan bị chai cứng không thể hoạt động chuyển hóa được như bình thường.
Nguyên nhân xơ gan
Xơ gan do người nghiện rượu, xơ gan do ứ mật, xơ gan do viêm gan virus mạn tính, xơ gan do kí sinh trùng, xơ gan do ứ đọng máu kéo dài. Nhưng có hai nguyên nhân chính là do rượu và viêm gan virus mạn tính.
Biểu hiện bệnh xơ gan
Trong giai đoạn đầu thường thấy ăn không ngon, đầy bụng, khó tiêu, sút cân sau đó đến giai đoạn suy gan thì có thể sẽ bị ngứa, da sậm màu, xuất hiện các nốt đỏ ở ngực, lưng, cánh tay …thường gọi là các nốt sao mạch. Có khi bị chảy máu răng, chảy máu mũi, bầm da, vàng da, vàng mắt, bụng to, có thể tràn dịch màng bụng.
Biến chứng bệnh xơ gan
Thường rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng,
+ Giãn to ở các tĩnh mạch thực quản, có thể vỡ hoặc gây xuất huyết tiêu hóa, ói ra máu, đi tiêu phân đen
+ Bệnh não do suy gan, khi gan không thải độc được làm cho các chất độc dẫn lên não khiến ngủ gật, lơ mơ, mất ý thức, tay chân run rẩy..
+ Nhiễm trung nước trong ổ bụng gây chướng bụng, đau bụng hoặc sốt…
+ Có thể chuyển biến xấu sang thành bệnh ung thư gan.
Thực phẩm tốt cho bệnh xơ gan
+ Thực phẩm giàu protein là cần thiết cho những người bị xơ gan. Một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1 gram protein/kg cân nặng/ngày. Người bệnh xơ gan nên ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, ngũ cốc và sữa.
+ Bệnh nhân bị xơ gan nên đảm bảo tiêu thụ nhiều vitamin và khoáng chất. Rau quả tươi là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất tốt. Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin giúp giảm sự tiến triển của bệnh này cũng như cải thiện sức khoẻ chung. Bạn có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin A, E, D, C, B1, B6, B9 và B12.
+ Chất xơ rất cần thiết cho sức khoẻ của gan. Bệnh nhân bị xơ gan phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chất này giúp giải độc các chất độc gan, loại bỏ chúng khỏi cơ thể và cũng giúp cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chất xơ được tìm thấy trong rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Nó giúp cải thiện hệ tiêu hoá và cũng giúp làm sạch cơ thể. Thực phẩm giàu chất xơ là một trong những thực phẩm hàng đầu cần có trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan.
+ Cà rốt được biết đến là nguồn beta-carotene phong phú, đây là chất chống oxy hoá mạnh. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ gan chống lại các bệnh như xơ gan. Nó cũng giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể
+ Thực phẩm giàu vitamin B, C và E đặc biệt rất quan trọng đối với sức khoẻ của gan. Các loại thực phẩm như cá, trứng và sữa chứa nhiều những vitamin này. Mọi người phải tăng tiêu thụ các loại thực phẩm này, vì chúng giàu chất chống oxy hoá, giúp loại bỏ các gốc tự do cũng như ngăn ngừa các bệnh khác và làm sạch gan.
+ Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, rất có lợi cho điều trị bệnh xơ gan. Những thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa và phải được bao gồm trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan.
Uống 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cân bằng và đảm bảo lượng nước cần thiết trong cơ thể. Điều này giúp làm mát gan và loại bỏ chất độc.
Ung thư gan
Bệnh ung thư gan là khi trên gan xuất hiện một hay nhiều khối u. Những khối u gây tổn thương nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của gan. Có thể xảy ra các khối u ác tính và di căn qua các bộ phận khác trên cơ thể làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng, khó điều trị gây tỷ lệ tử vong cao.
Ung thư gan tiền phát: Loại bệnh ung thư mà nguyên nhân trực tiếp sinh ra từ gan
Ung thư thứ phát: Loại bệnh ung thư do di căn từ các bệnh ung thư khác trên cơ thể như phổi
Nguyên nhân
Bệnh ung thư gan là giai đoạn sau của các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan mãn tính, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C,xơ gan…Hoặc là do di căn từ một căn bệnh ung thư của các bộ phận khác trên cơ thể như ung thư phổi, ung thư máu, ung thư tử cung, ung thư dạ dày….
Bệnh ung thư gan có thể gặp các biến chứng
Suy gan: Các tế bào ở gan bị tổn thương nặng nề, gan bị suy yếu nặng không đảm bảo được chức năng cần thiết.
Suy thận: Gan và thận có liên quan mật thiết với nhau đều là các cơ quan có chắc năng thanh lọc , giải độc. Khi gan hoạt động kém thận phải làm việc nhiều hơn và cũng dẫn đến quá tải lâu dần thành suy thận. Thận suy làm giảm khả năng lọc và bài tiết nước tiểu dẫn tới tình trạng tích lũy các chất độc trong cơ thể sẽ có khả năng nguy hiểm tới tính mạng.
Di căn: Ngoài gan bị tổn thương nặng nề ra thì khối u có thể di chuyển qua các bộ phận khác như phổi, xương, dạ dày và phá hủy chúng. Lúc này việc điều trị chỉ mang tính chất làm giảm đau cho bệnh nhân và kéo dài sự sống. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đến giai đoạn di căn là rất cao.
Thực phẩm tốt cho ung thư gan
+ Trái cây và rau quả tươi: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trái cây và rau quả tươi giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa ung thư. Nguồn chất xơ dồi dào trong rau xanh và hoa quả giúp giảm táo bón. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: Bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.
+ Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose - nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc nên ăn: Gạo lức, yến mạch, ngô, vừng...
+ Thực phẩm ít chất béo: Một số thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật. Thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.
+ Thịt trắng: Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đều khẳng định ăn các loại thịt trắng (tức là các loại thịt gia cầm gà, vịt, ngan) thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa, hạn chế lượng dầu mỡ.
+ Sữa và sữa chua: Uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi cho cơ thể.
+ Trà: Trà xanh và đen là một nguồn polyphenols - một nhóm các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Theo Quỹ chữa bệnh ung thư, lá trà xanh khô cũng có lợi bởi 40% trọng lượng chứa polyphenol. Những chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan. Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.
Thừa sắt, thừa đồng trong gan
Như chúng ta đã biết Sắt là một thành phần quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu sắt cũng làm cho thiếu máu nhưng thừa sắt cũng rất nguy hiểm cho máu và gây bệnh cho gan. Việc dư thừa sắt và thừa đồng trong gan tạo ra áp lực quá sức chịu đựng của tế bào gan làm giảm hệ thống miễn dịch. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.
Nguyên nhân
Do uống quá liều lượng sắt cho cơ thể hoặc truyền máu số lượng lớn. Hoặc những người nghiện rượu và mắc bệnh viêm gan C mạn tính cũng thường bị bệnh này.
Triệu chứng
Mệt mỏi, sút cân, suy nhược cơ thể, da tối màu hoặc có màu đồng , đau khớp, đau bụng. Nếu chuyển sang giai đoạn nặng có thể mất ham muốn tình dục, gây ra bệnh tiểu đường, bệnh suy tim…
Điều trị
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý. Tránh ăn những thức ăn có chứa nhiều sắt như ngũ cốc, đậu đỗ, rau bi na…
+ Khống uống thêm sắt, vitamin C hàng ngày. Người bị bệnh viêm gan hạn chế và kiêng rượu bia.
+ Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ.
Bệnh suy gan
Khi các chức năng gan bị suy giảm, hủy hoại, biến dạng nghiêm trọng khiến cho gan không thực hiện được các nhiệm vụ chức năng bình thường nữa dẫn đến bệnh suy gan.
Suy gan có hai dạng : Suy gan cấp tính và suy gan mãn tính.
Nguyên nhân
+ Các bệnh nhân mắc các bệnh như viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D… có nguy cơ cao mắc bệnh suy gan.
+ Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh mạnh đào thải độc tố chủ yếu qua gan như paracetamon, halothane, thuốc kháng viêm không steroid.
+ Ăn thực phẩm bị ngộ độc như nấm, mốc…
+ Uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài
+ Thường xuyên hút thuốc lá.
Triệu chứng bệnh suy gan
Buồn nôn, mất vị giác, mệt mỏi, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt, giảm cân, bầm tím hoặc dễ chảy máu, phù nề tích tụ dịch trong chân, cổ trướng tích dịch trong bụng.
Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh
Qua các chia sẻ và phân tích về Gan trên chúng ta thấy việc chăm sóc và nuôi dưỡng cho một lá gan khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các bác sĩ và các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra 3 yếu tố chính để tạo nên một lá gan khỏe mạnh cho cơ thể con người:
> Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao phù hợp
> Sử dụng các thực phẩm ăn uống hàng ngày hợp lý
> Ngủ đủ giấc và khoa học
Vậy thì tập luyện như thế nào là tốt cho gan? Thực phẩm tốt cho gan? và thực phẩm nào hại cho gan? Ngủ như thế nào là khoa học và phù hợp?
Luyện tập tốt nhất cho người bệnh gan
Con người sinh ra là phải vận động đặc biệt là luyện tập khoa học, muốn có lá gan khỏe mạnh chúng ta phải có một chế độ luyện tập thường xuyên và phù hợp . Có rất nhiều các phương pháp tập luyện khác nhau như các môn thể dục, thể thao, chạy bộ, nhảy múa, tập gym, khiêu vũ, tập khí công, ngồi thiền…
Mối phương pháp tập đều có những ưu và nhược điểm riêng. Môn tập thiên về vận động cơ bắp và môn tập thiên về tinh thần. Nhưng cả hai đều rất quan trọng vậy làm sao để kết hợp được hài hòa và tốt nhất. Có những người có thể chơi thể thao rất tốt nhưng không thể ngồi thiền hay tập yoga và ngược lại.
Nhưng bạn không phải lo lắng các nhà bác học và các huấn luyện viên thể dục thể thao, yoga, thiền định đã nghiên cứu và kết hợp để đưa ra một phương pháp tập luyện hoàn hảo nhất, dễ dàng nhất, đạt kết quả cao nhất như mong muốn.
Thích hợp cho mọi đối tượng trẻ em, thanh niên, người lớn tuổi, người già…đặc biệt là người mắc các bệnh về gan.
Tìm hiểu phương pháp tập luyện Shape line. Mời bạn nhấn vào link dưới đây.
Thực phẩm tốt cho gan?
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Rối loạn chức năng gan có thể gây nên các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa. Do vậy, để bảo vệ lá gan, cơ thể cần dung nạp những thực phẩm tốt cho gan.
Gan có một loạt các chức năng thiết yếu như sản xuất protein, cholesterol đến lưu trữ vitamin và khoáng chất và thậm chí là Carbohydrate. Đồng thời, gan cũng có chức năng giải độc khỏi cơ thể từ rượu, thuốc. Giữ cho gan luôn khỏe mạnh là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe. Dưới đây là tổng hợp các thực phẩm tốt cho gan mà bạn nên sử dụng:
1. Tỏi
Tỏi không chỉ là loại gia vị mà còn là thực phẩm rất tốt cho gan. Trong tỏi chứa axít amin arginine giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp trong gan. Tỏi rất giàu selen là một loại chất chống oxi hóa cao để giải độc cho gan. Bên cạnh đó tỏi còn chứa Vitamin B6, Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và kích thích sự hoạt động của các Enzym trong gan.
2. Trà xanh
Trà xanh là loại nước uống phổ biến và thông dụng hàng ngày của chúng ta. Nhưng trà xanh cũng là một thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị bệnh gan. Chất xetachin cùng với Vitamin C và các chất chống oxi hóa có tác dụng phòng chống ung thư gan.
Nên sử dụng trà xanh hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và làm cho lá gan của bạn khỏe mạnh.
3. Hạt hạnh nhân
Trong hạnh nhân có chứa Vitamin E và rất giàu chất xơ, chất béo không bão hòa và nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất như magiê, canxi, sắt và phốt pho, cũng như axit amin arginine mạnh. Những chất này rất tốt cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
4. Quả bơ
Bơ chứa rất nhiều Vitamin E và Vitamin C cùng các chất chống oxi hóa có thể trung hòa các gốc tự do giúp bảo vệ các tế bào gan khỏi bị hư hại. Tuy nhiên bơ chứa nhiều collagen khi không tiêu thụ hết sẽ tích tụ ở trong gan. Vì vậy người bị bệnh gan chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ.
5. Rau chân vịt
Rau chân vịt giàu Vitamin K có khả năng kích thích sản xuất glycogen để duy trì chức năng gan. Bạn nên thường xuyên ăn loại thực phẩm này để có một lá gan khỏe mạnh nhé.
6. Bưởi
Bưởi là một loại trái cây rất ngon và mát có chứa nhiều vitamin C, Kali, Protein, Canxi, Natri. Ngoài ra bưởi còn có chất glutathione giúp làm tăng quá trình làm sạch tự nhiên của gan. Ăn bưởi có tác dụng thanh lọc cơ thể cùng với các chất chống oxi hóa để nâng cao khả năng miễn dịch và đào thải các chất độc ra khỏi gan.
7. Astiso
Thành phần của Astiso chứa nhiều chất chống oxi hóa bao gồm Cynarin và Silymarin cùng các Vitamin A, B, C, các chất khoáng mangan, Photpho, sắt. Có công dụng đặc biệt trong việc kích thích tái tạo tế bào gan, phục hồi chức năng gan, loại bỏ các độc tố trong gan . Có công dụng đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, tăng men gan…
Có thể dùng Atisso như một loại trà uống hàng ngày.
8. Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ beta glucan giúp giảm lượng chất béo lưu trữ trong gan. Yến mạch đặc biệt tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Nên sử dụng yến mạch với một lượng phù hợp vào buổi sáng.
9. Quả mọng
Quả việt quất, quả mâm xôi chứa rất nhiều các chất chống oxi hóa thành phẩn polyphenol giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương. Các enzyme và các chất chống oxi hóa có tác dụng đặc biệt làm chậm sự tạo thành mô, sẹo của gan. Có tác dụng cực tốt đối với các bệnh nhân có triệu chứng bị xơ gan. Đây là một loại thực phẩm tốt để có một lá gan khỏe mạnh, dùng ăn tươi hoặc nước ép đều rất ngon và tốt.
10. Nho
Nho đỏ và nho tím chứa nhiều Vitamin C và các chất thực vật như resveratrol , glucose và cellulose giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, phù nề với bệnh nhân xơ gan cổ trướng , viêm gan.
Axit trong nho rất có lợi cho tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn, ngăn ngừa gan nhiễm sau viêm gan. Nho là một loại thực phẩm rất ngon và cực kỳ tốt để cải thiện và phục hồi các chức năng gan.
11. Cà phê
Để tăng cường sức khỏe của gan thì cà phê được coi là lựa chọn tốt nhất. Uống cà phê làm giảm nguy cơ xơ gan gây tổn thương gan vĩnh viễn ở những người mắc bệnh gan mạn tính. Nó cũng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan như, ung thư, gan nhiễm mỡ.. Các hợp chất trong cà phê cũng giúp men gan loại bỏ các chất gây ung thư khỏi cơ thể. Cà phê có khả năng ngăn chặn sự tích tụ chất béo và collagen, đây là 2 nguyên nhân chính gây ra các bệnh về gan. Cà phê cũng làm giảm viêm và tăng mức độ glutathione chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa vô hiệu hóa các gốc tự do có hại, được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và có thể gây tổn hại cho các tế bào. Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là gan nhưng chúng ta chỉ nên uống 1 ly cà phê vào buổi sáng.
Thực phẩm hại cho gan
1. Muối
Chế độ ăn nhiều muối ăn mặn khiến gan phải làm việc quá sức để đào thải các độc tố ra ngoài lâu dần sẽ làm gan, thận bị tổn thương. Ngoài ra ăn nhiều muối còn dẫn đến bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Nếu bạn ăn quá 10-15 gram muối /1 ngày đối với người lớn và quá 3-5 gram đối với trẻ em sẽ làm gan bị tổn thương và suy giảm các chức năng của gan. Vì vậy để có một lá gan khỏe mạnh bạn phải đặc biệt quan tâm đến lượng muối đưa vào cơ thể.
2. Tôm
Tôm có nhiều đạm canxi và hàm lượng cholestơron cao là loại thực phẩm không tốt cho người bị bệnh gan. Đặc biệt là bệnh viêm gan.
3. Thức ăn nhanh
Tất cả các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan vì chúng chứa nhiều chất đường, dẫu mỡ và các chất hóa học nhân tạo như Aspartame, Splenda ,NutraSweet, Equal..khi các chất này vào cơ thể sẽ khiến gan phải làm việc quá sức để đào thải các độc tố này. Do đó, để có một lá gan khỏe bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa các loại thức ăn nhanh.
4. Rượu, bia
Rượu bia là các chất kích thích chứa cồn thẩm thấu trực tiếp vào máu không qua quá trình tiêu hóa gây tổn thương nặng nề cho gan. Tất cả những người sử dụng nhiều rượu bia trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng men gan, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
5. Thịt đỏ
Thịt đỏ có chứa hàm lượng protein và chất béo cao có thể bị tích tụ lại trong gan , gan khó có thể chuyển hóa được protein dẫn đến dư thừa có thể ảnh hưởng đến não gây chóng mặt và mệt mỏi. Khuyến cáo những người bị bệnh về gan nên ăn hạn chế thịt đỏ. Có thể dùng các loại thịt trắng khác để thay thế như thịt gà, cá….
6. Đồ uống có hàm lượng đường cao
Trong đường có chứa fructozơ và glucozơ được chuyển hóa trong gan tạo thành Lipid . Ăn quá nhiều nhiều đường dẫn đến thừa lipid khiến gan phải làm việc, bên cạnh đó việc tăng insulin cũng dẫn đến việc tích tụ chất béo trong gan gây ra bệnh lý về gan đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ…
7. Đồ ăn cay nóng
Các thực phẩm như ớt, gừng… nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng nóng gan. Biểu hiện là xuất hiện mụn nhọt ở trên mặt hay trên cơ thể. Lúc đó là gan đã bị ảnh hưởng. Vì vậy những người bị bệnh gan nên hạn chế tối đa v ăn đồ cay nóng nên ăn các đồ ăn có tính mát.
8. Măng tươi
Trong măng tươi chứa nhiều cyanide (230mg/1 kg măng củ). Chất cyanide kết hợp với enzyme đường tiêu hóa tạo thành axit cyanhydric (HCN) gây độc cho cơ thể đặc biệt là cho gan.
9. Thịt dê
Thịt dê có tính ngọt, nóng và nhiều protein , chất béo tất cả những chất này đều tạo gánh nặng cho gan, giảm sức đề kháng, tăng các triệu chứng viêm. Do đó những người bị các bệnh về gan nên hạn chế hoặc kiêng ăn loại thịt này để bảo vệ lá gan của bạn.
Phương pháp ngủ khoa học cho người bị bệnh gan
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng cho sức khỏe của con người. Một giấc ngủ đủ, sâu sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ và tốt cho não bộ. Ngược lại thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe đặc biệt là cho gan.
Giờ của gan hoạt động và làm việc mạnh nhất đó là từ 23h – 1h sáng. Trong khoảng thời gian này gan sẽ làm nhiệm vụ đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Từ 1h-3h sáng túi mật trong gan sẽ giúp tiêu thụ chất béo , mỡ xấu, cholestơron trong thức ăn và trong máu. Gan sẽ làm việc này tốt nhất khi con người đang trong trạng thái ngủ say.
Nếu trong thời gian này bạn thức thì gan sẽ phải rất vất vả, tăng các phản ứng oxi hóa tại gan. Các phản ứng oxy hóa này sẽ sản sinh ra các chất độc hại gây viêm nhiễm làm hủy hoại các tế bào gan dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan.
Chính vì vậy bạn phải sắp xếp công việc và thời gian hợp lý để ngủ đúng giờ và có giấc ngủ sâu. Giờ ngủ tốt nhất là từ 22h và duy trì một giấc ngủ sâu từ 23h-3h sáng. Với giấc ngủ đạt tiêu chuẩn như thế này sẽ nuôi dưỡng máu trong gan và bảo vệ lá gan của bạn khỏe mạnh.
Nếu như bạn bị mất ngủ hoặc khó ngủ có thể ngâm chân nước ấm với gừng và muối trước khi đi ngủ. Làm như vậy để lưu thông khí huyết giúp bạn dễ vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu hơn.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CHO BỆNH GAN
1. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ?
- Do ăn uống quá nhiều các chất béo như mỡ động vật, các đồ chiên, rán xào có chứa nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên ăn vặt và ăn đồ ăn nhanh
- Sử dụng các chất có cồn và chất kích thích như: Rượu, bia, café, chè đặc, thuốc lá…
- Người bị bệnh béo phì có nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ cao
- Người có bệnh tiểu đường, biếu cổ và đã mắc các bệnh viêm gan B, viêm gan C…
- Người lười vận động tập luyện thể dục, thể thao
2. Gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không?
Gan nhiễm mỡ có thể điều trị khỏi nếu điều trị đúng cách và theo đúng phác đồ điều trị. Nhưng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa
- Không tự ý điều trị và tự đi mua thuốc uống mà không có sự khám xét và kê đơn của bác sĩ
- Có chế độ ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ hợp lý và khoa học
- Kiêng ăn các thức ăn có nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và cồn như rượu, bia, chè, café, thuốc lá…
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A?
Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm gan A như sau:
- Ăn thức ăn được chế biến từ người mắc bệnh viêm A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh.
- Nguồn nước uống bị ô nhiễm
- Ăn các loại ốc, sò bắt ở các vùng nước bị ô nhiễm
- Tiếp xúc thường xuyên với người bị bệnh viêm gan A
- Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virut mà không dùng bao cao su
4. Viêm gan B có chữa khỏi được không?
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn bệnh viêm gan B. Chỉ có vacxin tiêm phòng ngừa. Các phương pháp điều trị đều mang tính chất cải thiện tình trạng bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh không tiến triển nhanh và nặng dẫn đến bệnh suy gan, xơ gan hay ung thư gan.
PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM GAN A
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A là một bệnh lý nguy hiểm do đó cần phải có phương pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ăn.
- Chú ý giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lưu ý việc xử lý phân thải, chất thải của người bệnh, rác thải…
- Sử dụng các nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn để ăn uống
- Ăn các thực phẩm sạch, không có các hóa chất độc hại, thực phẩm có tác dụng tốt để bảo vệ cho gan làm cho gan khỏe mạnh.
- Không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, xô, chậu với người bị bệnh…
Hiện nay, tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm gan A là quan trọng nhất và cũng là giải pháp an toàn nhất cho người chưa bị nhiễm bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh viêm gan A
Có nhiều phương để điều trị bệnh viêm gan A: Trong đó hay dùng nhất là thuốc Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam, ăn uống các thực phẩm tốt cho bệnh viêm gan A
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu các bài thuốc đặc biệt từ cây cỏ có tác dụng rất tốt cho bệnh viêm gan A.
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan A bằng cây nhọ nồi
Nguyên liệu: 30 gam nhọ nồi, 15 gam trạch tả, 15 gam đương quy, 20 gam trinh nữ hoàng cung.
Cách làm: Các vị thuốc đem rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc.
Thêm 500 ml nước đun nhỏ lửa đến khi còn 150 ml thì ngưng, chia 3 lần uống trong ngày mỗi lần 50 ml
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan A bằng cây xạ đen
Nguyên liệu: 40-50 gam cây xạ đen, 30 gam cà gai leo, 10 gam mật nhân.
Cách làm: Rửa sạch 3 loại thuốc trên cho vào ấm sắc
Đổ 1 lít nước sắc nhỏ lửa còn 500 ml. Lọc lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan A bằng cây An xoa
Nguyên liệu: Cây an xoa khô 10 gam
Cách làm: Rửa sạch cho vào ấm sắc
Sắc lần 1: Cho 2 lít nước vào ấm sắc với lửa nhỏ còn 1 lít, chắt ra chén
Sắc lần 2: Sau khi lấy nước lần 1, cho thêm 1,5 lít nước sắc còn 500 ml chắt ra chén
Lấy nước của lần 1 và lần 2 đổ chung vào nhau rồi uống thay nước trong ngày
Chú ý: Trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ có thai không sử dụng thuốc An xoa để chữa bệnh Viêm gan A. Nếu bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc Tây thì sau uống thuốc Tây sau 2 giờ mới uống thuốc An xoa.
PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM GAN B
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B
- Bệnh viêm gan B rất nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em do đó tiêm phòng vácxin là một trong những cách tốt nhất hiện nay cho người chưa nhiễm bệnh.
- Bất kỳ ai chưa có miễn dịch bảo vệ cũng nên tiêm phòng viêm gan B
- Tất cả phụ nữ mang thai đều cần phải làm xét nghiệm sang lọc viêm gan B để có biện pháp phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con.
- Không dùng chung bàn chải đánh răng, bơm kim tiêm, dao cạo dâu
- Các dụng cụ y tế cần được vô trùng trước khi sử dụng
- Quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su với vợ hoặc chồng bị nhiễm virus.
- Hạn chế các chất cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, tập luyện thể dục, thể thao phù hợp
- Tất cả các trẻ em đều được tiêm Vacxin phòng viêm gan theo đúng lịch, đủ liều và số mũi theo quy định.
Phương pháp điều trị bệnh viêm gan B
Cũng như bệnh viêm gan A, bệnh viêm gan B chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn. Các phương pháp điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông Y, thuốc Nam, sử dụng thực phẩm tốt cho gan chỉ mang tính chất làm giảm bệnh, ngăn ngừa bệnh phát triển sang các giai đoạn nặng như suy gan, xơ gan, ung thư gan…
Các bài thuốc nam điều trị hiệu quả cao với bệnh viêm gan B
Cây Diệp Hạ Châu (Cây chó đẻ) chữa viêm gan B
Nguyên liệu: Cây chó đẻ 30 gam, trần bì 12 gam, chi tử 12 gam, hạ khô thảo 12 gam
Cách làm:
Cho các dược liệu vào ấm sắc
Thêm 1 lít nước sắc còn nửa lít uống làm 3 lần trong ngày.
Bài thuốc điều trị viêm gan B từ cây Astiso
Nguyên liệu: Bông Astiso khô 10 gam
Cách làm:
Cho vào nồi thêm 1 lít nước sau đó đun sôi trong khoảng 5 phút
Cho vào bình giữ nhiệt để uống trong ngày. Uống khi còn ấm là tốt nhất.
Hướng dẫn dùng cây kế sữa điều trị bệnh viêm gan B
Nguyên liệu: 50 gam cây kế sữa khô
Cách làm:
Cho thuốc vào ấm, đổ 1 lít nước đun sôi già vào nồi
Đậy kín nắp và hãm khoảng 15-20 phút
Uống nước thuốc như uống trà thông thường.
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan B từ cây lá gan
Nguyên liệu: Cây lá gan 20 gam, cà gai leo 30 gam
Cách làm:
Cho vào ấm sắc thêm 1 lít nước
Sắc còn lại nửa lít, chia ra uống làm 3 lần trong ngày.
Uống sau bữa ăn 20 phút.
PHÒNG VÀ TRỊ VIÊM GAN C
Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C
- Không dùng chung bơm kim tiêm, ống chích hay bất kỳ dụng cụ tiêm chích nào
- Các dụng cụ y tế phải được vô trùng khi sử dụng
- Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn tắm, cắt móng tay, dụng cụ xăm hình không được vô trùng…
- Không nhận máu của người bị nhiễm bệnh viêm gan C
- Có các biện pháp phòng ngừa với người mẹ nhiễm bệnh viêm gan C trong giai đoạn mang thai và sinh nở, cho con bú…
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, không hút thuốc lá…
- Sử dụng các thực phẩm tốt cho gan và tránh dùng các thực phẩm hại cho gan
- Có chế độ ăn uống ngủ nghỉ khoa học, tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh viêm gan C
Thuốc Tây: Hiện nay, đã có thuốc kháng virus để điều trị bệnh viêm gan C.Bệnh viêm gan C có thể điều trị được khỏi được nhưng phải tuân theo đúng phác đồ điều trị. Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt tập luyện hợp lý.
Thuốc nam: Dưới đây là các bài thuốc nam điều trị bệnh viêm gan C để hạ men gan, phục hồi các chức năng của gan, tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho gan.
Nhân trần điều trị bệnh viêm gan C mạn tính
Nguyên liệu: 30 gam nhân trần khô
Cho vào bình trà hãm rồi uống nước nhân trần hàng ngày như uống nước trà
Chữa viêm gan C từ cây Cà gai leo
Nguyên liệu: Cà gai leo khô 35 gam
Cách làm:
Cho vào ấm sắc với 1 lít nước nấu còn 300 ml. Chia 3 lần uống trong 1 ngày
Cây chó đẻ chữa bệnh viêm gan C
Lấy khoảng 45 gam chó đẻ khô
Cho vào 2 lít nước nấu còn 1 lít, dùng uống trong ngày. Uống nước thuốc cây chó đẻ trong vòng 10 ngày liên tiếp thì ngưng 3 ngày sau đó lại uống tiếp.
PHÒNG VÀ TRỊ GAN NHIỄM MỠ
- Dùng 100 gam lá lô hội tươi gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài, cắt nhỏ, thêm 200 ml nước sạch rồi cho vào 2 muỗng canh mật ong trộn đều bỏ vào ngăn mát. Dùng uống hàng ngày.
Bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ từ lá sen:
Nguyên liệu: Lá sen khô 50 gam, lá chè xanh 50 gam
Cách làm:
Cho lá sen và chè xanh vào nồi đun với 1 lít nước rồi chắt ra uống thay nước hàng ngày.
Bên cạnh việc điều trị gan nhiễm mỡ thức uống này còn có tác dụng thanh lọc giải độc cơ thể và làm đẹp da.
Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ từ cây vọng cách:
Nguyên liệu:Vọng cách 30 gam, lá dành dành 20 gam, đậu đen 5 gam, cỏ mần trầu 10 gam, nhân trần 20 gam, râu ngô 10 gam.
Cách làm:
Sao vàng các nguyên liệu trên. Cho 1,5 lít nước vào nấu còn 1lít dùng để uống trong ngày thay nước. Uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính uống 20 ngày, bệnh gan nhiễm mỡ mãn tính uống trong vòng từ 1- 3 tháng.
PHÒNG VÀ TRỊ XƠ GAN
Phương pháp phòng ngừa bệnh xơ gan:
Xơ gan là một bệnh nặng về gan đặc biệt khi gan đã chuyển sang xơ gan cổ trướng, vàng da thì 70% dẫn đến tử vong trong năm đầu tiên, 80% dẫn đến tử vong năm thứ hai sau khi bị xơ gan. Nên việc nghiêm túc cẩn thận trong phòng ngừa bệnh xơ gan là rất quan trọng và cần thiết với mỗi người. Hãy thực hiện ngay và sớm nhất các việc dưới đây để đảm bảo cho lá gan của bạn được an toàn.
- Tiêm phòng vác xin cho người chưa bị bệnh viêm gan B bao gồm cả trẻ em và người lớn.
- Không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Ăn uống sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo không nhiễm ký sinh trùng
- Không dùng các thuốc Tây, thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến gan
- Người bị bệnh viêm gan B, viêm gan C phải đi khám xét định kỳ từ 3-6 tháng để phát hiện và điều trị sớm khi bệnh viêm gan tiến triển nhằm hạn chế dẫn đến xơ gan, suy gan và ung thư gan.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan như suy tim, tắc mật…
Phương pháp điều trị bệnh xơ gan:
Xơ gan là giai đoạn nặng của bệnh gan và rất khó điều trị. Ngoài các phương pháp can thiệp Tây y như phương pháp điều trị bằng tế bào gốc, ghép gan, điều trị xơ gan theo hướng bảo tồn, chọc hút dịch. Việc bổ sung hỗ trợ các thảo dược là điều vô cùng cần thiết. Vì những tác dụng phụ của thuốc có thể làm cho gan thêm mệt mỏi bởi nhiều loại hóa chất.
Các bạn có thể tham khảo và sử dụng một số bài thuốc sau đây:
Điều trị xơ gan bằng cây Diệp hạ châu và quả dứa dại
Nguyên liệu: Cây diệp hạ châu (tươi 150 gam, khô 50 gam), cây dứa dại (tươi 150 gam, khô 50 gam), bông mã đề tươi 50 gam, Bột củ tam thất
Cách làm:
Cho 3 vị thuốc trên vào ấm sắc còn tam thất để lại sau. Thêm 2 lít nước sắc đến khi còn 1 lít. Chia làm 3 lần, 2 lần uống trong ngày và một lần vào buổi đêm. Khi uống thêm 2 gam bột tam thất vào nước thuốc khuấy cho tan đều.Sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng.
Bài thuốc điều trị xơ gan bằng rễ cỏ tranh.
Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh (tươi 200 gam và khô 70 gam), 3 vỏ quả cau (đại phúc bì), 30 gam hạt cây bông mã đề, 50 gam hạt đậu đen đã được sao vàng.
Cách làm:
Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với nước 2 lít nước cho đến khi còn 700 ml thì dừng lại chia 2 lần, uống trong ngày.
PHÒNG VÀ TRỊ UNG THƯ GAN
Phương pháp điều trị bệnh ung thư gan:
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn ung thư gan thì việc điều trị thật sự là một việc vô cùng khó khăn và tốn kém. Với sự tiến bộ của y học đã đưa ra các phương pháp điều trị bằng Tây y như phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích. Điều trị theo phương pháp này có hai mặt vừa ngăn chặn, triệt tiêu các khối u các tế bào gây bệnh nhưng cũng đồng thời phá hủy và giết chết những tế bào khỏe mạnh. Do đó, cũng rất lợi bất cập hại.
Bên cạnh việc điều trị trên thì việc sử dụng các thảo dược hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết để nâng cao sức đề kháng miễn dịch của gan, tăng cường chức năng hoạt động của gan. Có thể kết hợp Đông tây y để đem đến một kết quả điều trị bệnh tốt nhất cho bệnh nhân ung thư. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà đã có không ít trường hợp bệnh ung thư gan được cứu sống nhờ các bài thuốc thảo dược.
Những bài thuốc thảo dược điều trị bệnh ung thư gan
Chữa ung thư gan bằng lá đu đủ:
Nguyên liệu: Lá đu đủ rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô, rồi sao vàng hạ thổ
Cách làm:
Lấy một nắm lá đu đủ khô cho vào ấm sắc, thêm khoảng 2 lít nước sắc còn 1 lít. Uống thay nước hàng ngày. Hoặc cũng có thể hãm với nước sôi như trà đợi lá ngấm ra nước có màu vàng cánh kiến là uống được.
Đây là một bài thuốc vô cùng đơn giản nhưng rất nhiều người đã sử dụng và cải thiện được bệnh ung thư gan .
Bài thuốc chữa ung thư gan từ cây xạ đen:
Nguyên liệu: Xạ đen 30 gam, cỏ lưỡi rắn 20 gam, cam thảo dây 6 gam
Cách làm:
Cho tất cả dược liệu trên vào ấm sắc. Thêm 1,5 lít nước đun trong vòng 20 phút dùng để uống trong ngày thay nước uống thông thường.
Bài thuốc chữa ung thư gan từ cây an xoa:
Nguyên liệu: Cây an xoa , xạ đen dùng cả thân và cành phơi khô sao vàng hạ thổ hai vị thuốc trên.
Cách làm:
An xoa 1 nắm, xạ đen 1 nắm đem rửa sạch
Cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa, sau khi thuốc sôi đun sôi thêm 15phút là được. Có thể dùng thay nước uống hàng ngày. Nếu bệnh nhân uống kém có thể sắc cạn còn một bát nước rồi cho bệnh nhân uống.
PHÒNG VÀ TRỊ SUY GAN
Phương pháp điều trị bệnh suy gan:
Bài thuốc điều trị suy gan từ cây Cà gai leo:
Nguyên liệu: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 gam, cây dừa cạn 10 gam, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 gam.
Cách làm:Rửa sạch thảo dược cho vào ấm sắc thêm 1,5 lít nước sắc còn 1lít. Uống trong ngày.
Bài thuốc chữa suy gan bằng bán chỉ liên:
Nguyên liệu: Hoàng cầm râu 20 gam, lưỡi rắn trắng 20 gam, tiểu kim bất hoán 15 gam, kê cốt thảo 15 gam
Cách làm:
Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước còn lại 1 lít để nguội và dùng để uống trong ngày. Lưu ý thuốc chỉ dùng uống trong ngày không để qua ngày hôm sau có thể làm mất tính chất hoặc tác dụng của thuốc.