Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường ngày nay đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến. Tìm ra cho mình một phương pháp điều trị phù hợp là một vấn đề rất nhiều người quan tâm. Với sự phát triển của khoa học thì việc điều trị bệnh tiểu đường bằng Tây Y đang trở thành phổ biến. Bệnh tiểu đường không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. Để bệnh tiểu đường không còn là nỗi lo sợ, mời bạn xem bài viết này để có thêm những thông tin về bệnh tiểu đường, giúp điều trị bệnh tiểu đường cũng như các biến chứng của bệnh một cách hiệu quả nhất.
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường nếu để kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường là một trong những điều rất quan trọng. Vậy chúng ta nên chú ý quan sát những thay đổi hay những biểu hiện xảy ra trên cơ thể để có thể nhận ra bệnh kịp thời. Thông thường bệnh tiểu đường sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Đi tiểu nhiều đặc biệt là vào ban đêm.
- Người bệnh luôn cảm thấy khát nước mặc dù đã uống nhiều nước. Do bị đi tiểu nhiều lần nên cơ thể bị mất đi một lượng nước đáng kể.
- Người bị xuống cân, uể oải và tinh thần bị suy giảm do bị mất nước mà trong nước lại có đường (glucose). Thiếu insulin do đó dẫn đến giảm tổng hợp protein và mỡ. Cơ thể không tổng hợp lại đường từ thức ăn do đó sẽ lấy đường ra từ mỡ và cơ làm cho người bị sút cân.
- Bị đói và mệt mỏi: Cơ thể không bù đắp được lượng chất dinh dưỡng bị hao hụt đi nhanh chóng nên cơ thể luôn cảm thấy rất nhanh đói và mệt mỏi.
- Thị lực suy giảm: Khi lượng đường trong máu cao dẫn đến sự phá vỡ của các mao mạch ở đáy mắt dẫn đến xuất huyết gây ra viêm phù nề ở điểm hoàng làm suy giảm thị lực nhanh chóng.
- Bộ phận sinh dục có thể bị ngứa ngáy hoặc viêm nấm âm đạo, thường hay có tình trạng tái đi tái lại nhiều lần do sức đề kháng trong cơ thể bị suy giảm.
Bệnh tiểu đường có 2 loại: Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thì sẽ bị suy giảm sức khỏe nhanh, mức độ bệnh tiến triển mạnh, có thể nhìn thấy sự sa sút của người bệnh trong vòng 1 – 2 tuần.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Tuyến tụy sản xuất ra một chất là insulin tiết vào trong máu. Chất insulin này đứng ở các cửa ngõ của tế bào, mở cửa, “dìu dắt”, đưa tinh bột (glucose) vào trong tế bào. Và như vậy, khi ăn xong, glucose trong máu chúng ta rất cao. Nhưng chỉ khoảng trong vòng 2 giờ là insulin đã mở cửa, đưa hết glucose lọt vào tế bào. Sau 2 giờ, máu chúng ta trở lại mức của một người khỏe mạnh là 80 mg/dl (80 milligram trên mỗi deciliter). Khi lượng đường (lượng glucose) ở trong máu hạ xuống ở mức khoảng 80 mg/dl thì thần kinh cơ thể chúng ta “rà” được và nó bắt đầu báo hiệu cho chúng ta có cảm giác đói.
Giúp cơ thể hoạt động theo một chu trình đồng bộ:
Chúng ta ăn tinh bột – Dạ dày – Ruột hấp thu – Đi vào máu – Lượng đường trong máu được tuyến tụy theo dõi – Nếu đường cao thì tuyến tụy sẽ nhận ra – Tuyến tụy sẽ lập tức phóng Insullin để đưa glucose vào tế bào - Ổn định lại lượng đường huyết.
Chỉ số đường huyết ở mức bình thường là 80 mg/dl khi chỉ số này tăng qua 80-90 mg/dl thì lúc này gọi là đường huyết cao.
Nếu tuyến tụy bị suy giảm chức năng: Tuyến tụy không phát hiện ra lượng đường trong máu cao làm cho đường tiếp tục tăng đến 120 mg/dl mới phát hiện ra. Lúc này tuyến tụy mới phóng Insullin để cần bằng lại lượng đường trong máu. Như vậy, chỉ số đường trong máu sẽ giữ ở mức 120 mg/dl. Có những người chỉ số Insullin lên đến mức trong khoảng 150-160-170mg/dl như vậy luôn ở trong tình trạng cao.
Lúc này máu được gọi là máu ngọt, máu ngọt rất nguy hiểm vì nó sẽ biến thành một loại máu độc. Máu độc này chảy trong thành mạch thì thành mạch bị xơ cứng, chảy lên não thì làm não suy thoái, mất thông, mất trí nhớ, mắt bị mờ, chảy vào tim thì tim yếu, chảy vào gan thì gan hư, chảy vào thận thì thận suy. Dẫn đến hư hoại các cơ quan nội tạng và làm cho sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
Nếu tuyến tụy bị hư hại nặng không còn khả năng phóng ra Insullin:
Trong trường hợp này thì máu luôn luôn ở trong tình trạng có chỉ số đường huyết cao, glucose không vào được tế bào nên tế bào gần như kiệt sức và không có chất để nuôi sống.
Chính vì vậy tế bào sẽ teo lại và làm cho người gày ốm, kiệt sức mệt mỏi. Khi tế bào thiếu đường nghiêm trọng, nó sẽ truyền tín hiệu lên não khiến cảm giác cơ thể trở lên đói cồn cào, gắt gao, vô cùng khó chịu. Lúc này, người bệnh sẽ có ham muốn ăn nhiều để bù vào cảm giác đói, nhưng càng ăn nhiều thì đường lại càng kẹt nhiều trong máu, tế bào vẫn không có đường, làm cho bệnh tình càng trở lên nghiêm trọng hơn.
Đặc biệt, là lúc đó tế bào bị thối dần, khi có vết thương hở miệng vết thương không khép lại được, đường trong máu cản trở quá trình tế bào khép dính với nhau như ban đầu, mà bị mở ra, bị lở loét, bị thối dần và y học vẫn chỉ có cách là cắt dần các chi cụt đến háng rồi chết.
Các nguyên nhân dẫn đến suy yếu tuyến tụy
- Thừa chất đạm bao gồm kể cả chất đạm động vật và chất đạm thực vật
- Thừa chất béo bao gồm kể cả chất béo động vật và chất béo thực vật
- Thừa các chất ngọt như đường mía (saccarose), đường trái cây (fructose)
- Các loại gia vị ngon, hấp dẫn như mì chính, ngũ vị hương, cà ri…
- Các thức uống chứa cồn, chất kích thích
- Các thức uống chứa gas
- Suy giảm nội tiết tố sinh dục nam là testostoron, của nữ là estrogen.
Hai nội tiết tố này suy giảm thì dẫn đến tuyến tụy cũng suy giảm vì nội tiết tố testostoron của nam và nội tiết tố estrogen của nữ có tác dụng bảo vệ tụy tạng. Tuyến tụy cũng được nội tiết tố sinh dục nuôi dưỡng, kém nội tiết tố sinh dục cũng làm cho tuyến tụy suy yếu liền. Khi sinh hoạt tình dục nhiều thì sẽ làm giảm nội tiết tố sinh dục do lượng testostoron của nam và estrogen của nữ bị tiêu hao đi dẫn đến tuyến tụy cũng bị suy giảm. Ảnh hưởng đến sức khỏe của tim, tuyến tụy, gan. Do vậy, người có sinh hoạt tình dục nhiều làm mất nội tiết tố có nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông Tây Y
- Dùng thuốc Tây để ép tuyến tụy sản sinh ra Insullin, liên tục sản xuất ra insulin dù lượng đường cao hay lượng đường thấp.
Phương pháp này áp dụng trong giai đoạn đầu thì có kết quả nhưng lâu dần do phụ thuộc vào thuốc, tuyến tụy trở nên trơ, thụ động và không sản sinh ra insulin nữa, đây là một điều rất nguy hiểm vì như thế bệnh nhân bị tiểu đường phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. Mặt khác, khi liên tục sản sinh ra Insullin thì đường liên tục được dắt vào tế bào dẫn đến máu bị hụt đường huyết làm cho bệnh nhân có thể bị ngất hoặc nguy hiểm tới tính mạng.
- Chích insullin ngoại sinh: Dùng thuốc Tây đến khi tuyến tụy ngừng hoàn toàn việc sản xuất insulin, lúc này Tây Y xử lý bằng cách tiêm insullin ngoại sinh của trâu, bò và động vật khác vào cơ thể người bệnh. Mới đầu thì mọi việc diễn ra bình thường, tế bào nhận được insulin ngoại sinh mở cửa để dẫn đường vào. Nhưng sau một thời gian tế bào nhận thấy đây không phải là cùng loại của mình nên tế bào lại khước từ, ngưng không cho insulin này mở cửa tế bào nữa. Đường lại bị kẹt trong máu và bệnh lại quay trở lại. Đến lúc này sức khỏe bệnh nhân đã quá suy kiệt vì các tạng phủ tim, gan, thận đều suy hết dẫn đến chỉ còn việc chờ chết. Các vết tế bào dần bị thối các vết thương không thể lành được dẫn đến hoại tử và phải tháo cụt các khớp chân, khớp tay trong đau đớn và xót xa.
- Dùng các loại thuốc thảo dược
Ở Việt Nam và Trung Quốc, các nước Nam Mỹ, Phi Châu khác có rất nhiều loại cây cỏ, dược liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Đặc biệt khi sử dụng phương pháp này thì nó không gây ảnh hưởng hay biến chứng đến các cơ quan khác. Hoạt động theo nguyên lý đơn giản đó là các thành phần dược tính của các vị thuốc thảo dược có tác dụng phục hồi, kích thích tuyến tụy hoạt động trở lại. Từ đó dần khôi phục lại các cơ quan nội tạng cũng như sức khỏe.
Phương pháp ăn uống để điều trị bệnh tiểu đường
- Giảm lượng tinh bột đưa vào cơ thể
Thông thường mọi người hay áp dụng cách này vì không đưa tinh bột vào cơ thể sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đây không phải cách làm triệt để vì đường vẫn khồng được đưa vào tế bào. Do đó, cơ thể lúc nào cũng phải chịu đựng những cơn đói rất vất vả, người bệnh sút cân và gầy guộc, yếu ớt, khô héo.
- Xây dựng chế độ ăn theo một thực đơn khoa học
Gluxit: Có thể chiếm khoảng 50-60% khẩu phần ăn. Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, bắp, bánh mì đen…
Protein: Chiếm khoảng 15-20% khẩu phẩn ăn hàng ngày
Lipit: Nên ăn các loại chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu oiu…Kiêng ăn các loại chất béo từ động vật hay nội tạng có tác dụng không tốt và nguy hiểm.
Bổ sung các vitamin từ các loại rau củ quả và trái cây.
- Cách ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để tuyến tụy không bị cảm thấy vất vả hay căng thẳng khi làm việc.
Ăn uống khoa học, điều độ, đúng giờ
Không ăn nhiều quá mà cũng không ăn ít quá trong một thời điểm
Kiêng dầu mỡ, chất béo tối đa
Sử dụng lượng đạm vừa phải, hạn chế
Ăn thêm nhiều rau xanh được chế biến đơn giản dưới dạng luộc hoặc hấp, các loại rau rất tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như rau lang, rau muống, cải xoăn, hành tây, bí ngô, rau rền, cà rốt…
Ăn bổ sung thêm các loại trái cây tươi nhưng kiêng các loại trái cây ngọt nhiều như xoài ngọt, mít, sầu riêng, na, hồng xiêm …
Không ăn các thực phẩm chế biến từ sữa và đường tinh luyện vì chúng có chứa các thành phần đường cao và hàm lượng chất đạm, béo lớn không tốt cho bệnh tiểu đường.
Phương pháp tập luyện để điều trị bệnh tiểu đường
Ngoài ra bệnh nhân cần tập luyện hàng ngày theo một bài tập phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của mình. Tham khảo bài điều trị bệnh bằng phương pháp tập luyện của Shapeline để áp dụng một phương pháp tập luyện hoàn hảo nhất cho bệnh nhân tiểu đường.
Phương pháp điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường khi xảy ra các biến chứng là diễn biến của bệnh đã trở lên rất xấu. Nhiễm trùng là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tình trạng nhiễm trùng thường hay xả ra ở các vị trí có sẵn nhiều vi khuẩn, mà sức đề kháng bảo vệ của các tế bào bệnh nhân tiểu đường đã quá yếu nên không thể chống lại sự phát triển và bùng phát của các vi khuẩn gây bệnh.
Các loại nhiễm trùng phổ biến
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một triệu chứng rất phổ biến với bệnh nhân bị tiểu đường. Tỷ lệ phát bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh nhân đi tiểu thường có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có máu và có cặn đục chính là viêm bàng quang.
Một số bệnh nhân có thể bị bệnh viêm thận, viêm bể thận. Bệnh nhân thấy đau lưng ở bên hông, sốt cao, bị run lạnh, nước tiểu có thể đục hoặc có máu.
- Nhiễm trùng phổi, viêm phổi: Bệnh nhân thường bị ho nhiều, ho khan, ho liên tục, sốt, có đờm, đau, tức ngực và khó thở. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, áp xe phổi.
- Lao phổi: Bệnh nhân da bị xanh, yếu, không ăn được, khó thở, tức ngực, có thể ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn, sút cân, kéo dài dai dẳng. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường mà bị mắc biến chứng lao phổi thì cơ thể rất nhanh suy kiệt và có thể dẫn tới tử vong rất nhanh.
- Nhiễm trùng da và mô mềm:
Các tế bào bị thối và hoại tử dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng da, da bị sưng, đỏ, có thể có thêm các hạch nổi lên.
Loét bàn chân, ngón chân, cẳng chân: Đây là các vị trí rất hay xảy ra loét, các vị trí loét rất khó lành vết thương mà càng ngày càng bị ăn sâu vào bên trong làm cho thối thịt, dẫn đến phải tháo dần các khớp ngón chân, bàn chân, cẳng chân.
Trên da có rất nhiều mụn nhọt vì bị viêm da do tụ cầu.
Phụ nữ trong giai đoạn này hay bị mắc các bệnh phụ khoa như nhiễm nấm, viêm phụ khoa, nấm Canida, tình trạng ngứa ngáy và khó chịu, khí hư có mùi. Nấm có thể có ở các kẽ ngón chân gây ra loét ngón chân.
Nhiễm trùng vùng họng, răng miệng, viêm cổ chân răng, viêm lợi, rụng răng, mất răng, sâu răng, cao răng, viêm mủ chân răng, sưng hàm dẫn đến nhiễm trùng nặng và có thể gây tử vong. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm tai, sưng tai, viêm túi mật khí thủng, viêm mang tai.
Tham khảo về điều trị lở loét da: Toplife essences
Tại sao các bệnh nhân đái tháo đường hay bị các biên chứng nhiễm trùng?
Khi lượng đường trong máu cao đây là một môi trường và điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chúng như được cung cấp thêm thức ăn làm các vết thương ngày càng lan rộng và khó lành hơn. Hơn nữa, sau khi vào giai đoạn biến chứng của bệnh tiểu đường thì bệnh nhân thường hay bị tê liệt các dây thần kinh cảm giác. Làm cho việc phát hiện các vết thương rất chậm và lâu. Trong khi vi khuẩn lại phát triển cực kỳ nhanh. Đây là một trong những yếu tố bất lợi cho bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn biến chứng. Ngoài ra sự lưu thông máu của bệnh nhân tiểu đường đến các chi cũng bị suy yếu và cản trở nên gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến máu bị thiếu oxi xuống dưới các chi làm cho các vết thương, viêm loét ngày cảng trở lên trầm trọng và đau đớn. Sức đề kháng của bệnh nhân suy giảm mạnh cùng các yếu tố trên làm cho bệnh nhân tiểu đường bị mắc nhiều các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.
Vậy làm cách nào để khắc phục điều trị các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra
Đối với các nhiễm trùng ngoài da cần được để ý, chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn hàng ngày để vết thương được khô ráo, tăng khả năng liền vết thương. Bạn có thể vệ sinh bằng nước muối chấm khô rồi dùng thuốc Toplife xịt lên bề mặt vết thương. Toplife sẽ giúp làm se khô và ráo vết thương rất nhanh. Đồng thời còn giúp giảm các cảm giác đau, buốt, nhức. Khép lại miệng vết thương.
Toplife có thể xịt lên tất cả các vết thương hở nhiễm trùng của bệnh nhân tiểu đường như loét bàn chân, viêm loét các kẽ ngón chân, viêm nấm phụ khoa, viêm răng miệng, vòm họng, sưng nướu, viêm chân răng, viêm đường tiết niệu, viêm tai… Tất cả các loại nhiễm trùng ngoài da và bề mặt chỉ cần rửa bằng muối, thấm khô và xịt lên bề mặt một ngày từ 3-5 lần tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý để phòng tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách
- Kiểm tra thường xuyên trên cơ thể xem có các nốt đỏ, có các vết thương mới không?
- Giữ vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên, luôn rửa chân hàng ngày bằng nước ấm nhưng không được ngâm chân trong nước. Sau khi rửa phải dùng khăn sạch lau khô ngay.
- Luôn giữ cho da chân và da tay mềm mại, tránh để bị nứt nẻ có thể gây chảy máu, vết thương hở rất nguy hiểm và khó điều trị
- Cắt móng tay và móng chân thường xuyên tránh các đầu sắc nhọn có thể gây ra vết thương hở. Nếu chân bị mất cảm giác có thể nhờ người nhà cắt giúp vì nếu không sẽ rất dễ gây tổn thương trên da mà không biết.
- Luôn mang giày và tất mềm để cho máu lưu thông được dễ dàng, không bị tắc nghẽn. mang các loại vải có chất liệu cotton thông thoáng, tránh mang các loại vải bó, dệt kim bóp thiết chặt vào các cơ chân và cơ tay.
- Vận động chân tay thường xuyên để giúp các cơ xương khớp được hoạt động trơn tru và mềm mại.
- Luôn quan sát các vị trí nhiễm trùng nếu có bất kỳ vết thương nào hãy dùng thuốc xịt Toplife ngay để vết thương không ăn sâu và loang rộng.
Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường biết cách chăm sóc và điều trị cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình. Giúp bệnh nhân sức khỏe ngày càng cải thiện và các biến chứng không phải là nỗi lo sợ với người bệnh.