Cách khắc phục lão hóa da
Độ tuổi nào xuất hiện nám, tàn nhang
Xóa bọng mắt tại nhà với những cách đơn giản
10 nguyên nhân khiến bạn nổi mụn trứng cá
XỊT PHỤ KHOA TOPLIFE ESSENCES
Chăm sóc trẻ hóa da tốt nhất tại Việt Nam
Trẻ hóa xóa nhăn cho làn da lão hóa
Điều trị sẹo rỗ lâu năm tốt nhất tại tphcm
TÌM VIỆC TRUYỀN THÔNG TẠI QUẬN 1 – TPHCM
Thẩm mỹ viện chăm sóc da tốt nhất tphcm
Thẩm mỹ viện điều trị sẹo tốt nhất tphcm
36 cách trị nám hiệu quả nhất hiện nay
Mỹ phẩm tốt nhất để điều trị và chăm sóc da
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN ƯU ĐÃI
NÁM - TÀN NHANG - ĐỐM NÂU
VITAMIN E CÓ TÁC DỤNG GÌ? LIỀU DÙNG, TÁC DỤNG PHỤ NẾU CÓ
Vitamin E là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm cũng như các loại đậu, hạt và các loại rau lá xanh. Đây là một loại vitamin tan trong dầu quan trọng, tham gia nhiều quá trình của cơ thể.
Vitamin E là gì?
Vitamin E là chất chống oxy hóa, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là với sắc đẹp của chị em phụ nữ.
Vitamin E là chất lỏng màu vàng nhạt, tan trong cồn và trong dầu, không tan trong nước. Vitamin E chịu được nhiệt độ khá cao, không bị phá hủy khi nấu nướng, nhưng bị phân hủy nhanh chóng bởi tia tử ngoại.
Phân loại vitamin E
Vitamin E có hai nhóm chính là Tocopherol và Tocotrienol, trong đó nhóm Tocopherol có vai trò quan trọng hơn. Alphatocopherol là chất có hoạt tính mạnh nhất trong các loại Vitamin E và cũng là loại được phân bổ rộng rãi nhất trong các thực phẩm tự nhiên.
Cơ thể hấp thu được cả Vitamin E có trong thực phẩm tự nhiên và Vitamin E tổng hợp nhưng Vitamin E tự nhiên có hoạt tính sinh học mạnh và có nhiều tác dụng tốt hơn.
Vitamin E thiên nhiên có nhiều trong các dầu thực vật như dầu mầm lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu hướng dương, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt có vỏ trứng, quả ô live, các loại rau có lá màu xanh đậm, trứng,…
Tác dụng của vitamin E
Tác dụng của viatmin E là giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất này. Ngoài ra, những người mắc một số bệnh có thể cần bổ sung thêm vitamin E.
• Giúp da mịn màng, tươi trẻ và làm chậm quá trình lão hóa
• Tốt cho sự phát triển của thai nhi và hạn chế tình trạng sẩy thai, sinh non ở mẹ bầu
• Bổ sung vitamin E ở mẹ bầu sẽ giúp đẹp da và hạn chế rạn da
• Giúp làm giảm các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt…
• Giúp làm giảm triệu chứng đau bụng kinh
Những lợi ích nổi bật từ vitamin E
Vitamin E chống lại tác hại của các gốc tự do
Vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên, bảo vệ cơ thể chống thiệt hại từ các chất độc hại hoặc độc tố. Theo các chuyên gia Shapeline thì chất này hay còn gọi là các gốc tự do, gây tổn thương ở cấp độ tế bào, khiến chúng ta già đi nhanh hơn từ bên trong, vitamin E lại chống lại tấc hạicacs gốc tự do đó
Vitamin E giúp dưỡng ẩm da
Bôi dầu Vitamin E giúp ngăn ngừa sự mất nước của da. Mọi người đều cần dưỡng ẩm mỗi ngày vì nó ngăn ngừa da khô và nứt nẻ, dễ hình thành nếp nhăn và đường nhăn.
Vitamin E chứa các đặc tính chống viêm
Tin tốt cho những ai bị mụn dai dẳng đó là Vitamin E có đặc tính chống viêm. Nó làm giảm mẩn đỏ và bọng mắt trên khuôn mặt, cũng như làm giảm tình trạng viêm nhiễm gây ra mụn trứng cá mãn tính. Những người bị bệnh rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) và bệnh vẩy nến cũng có thể được hưởng lợi từ điều này, vì viêm mãn tính là một trong những nguyên nhân được biết đến của những tình trạng này.
Vitamin E làm nhạt màu các đốm nâu
Da rám nắng vào mùa hè trông khỏe khoắn, năng động, tuy nhiên lượng melanin dư thừa có thể đi kèm với một nguyên nhân: đốm nâu May mắn thay, việc kết hợp Vitamin E và C đường uống có thể thúc đẩy sản xuất collagen mới. Và collagen giúp làm nhạt màu những đốm nâu này bằng cách thay thế các tế bào cũ và làm cho làn da trở nên săn chắc hơn.
Vitamin E còn ngăn ngừa thâm quầng mắt
Vì Vitamin E giúp giảm vết thâm nên nó cũng có thể chống thâm quầng mắt hiệu quả. Trong khi nhiều loại kem dưới mắt có Vitamin E có sẵn trên thị trường, bạn cũng có thể chọn sử dụng dầu Vitamin E, loại dầu này cũng làm căng da và mang lại hiệu quả làm sáng.
Vitamin E thúc đẩy tóc và móng khỏe mạnh
Cuối cùng, Vitamin E thúc đẩy sự phát triển của tóc và móng tay bằng cách thúc đẩy lưu lượng máu. Nó cũng giúp ngăn ngừa rụng tóc và có tác dụng chống bong tróc, nứt nẻ và ố vàng móng - những yếu tố khiến bàn tay và bàn chân của bạn trông già và xấu xí đi!
Với tất cả những lợi ích này có thể thấy rằng Vitamin E là cách đơn giản và hiệu quả để khắc phục những khuyết điểm và bảo vệ làn da, giữ mãi nét thanh xuân người phụ nữ.
Liều lượng và cách dùng vitamin E
Liều lượng vitamin E được khuyến nghị thay đổi tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe...
Trung bình, một người trưởng thành cần bổ sung vitamin E khoảng 100 – 400 IU/ngày. Để vitamin được hấp thụ tốt nhất cần phải có đủ chất béo, dầu mỡ. Do đó, bạn có thể uống vitamin E cùng với thức
Bảng liều lượng vitamin E mỗi ngày theo khuyến nghị RDA như sau:
Nhóm trẻ em
• Từ 1 - 3 tuổi: 6 mg/ngày (9 IU/ngày)
• Từ 4 - 8 tuổi: 7 mg/ngày (10.4 IU/ngày)
• Từ 9 - 13 tuổi: 11 mg/ngày (16.4 IU/ngày)
Nhóm nữ giới
• Trên 14 tuổi: 15 mg/ngày (22.4 IU/ngày)
• Mang thai: 15 mg/ngày (22 4 IU/ngày)
• Cho con bú: 19 mg/ngày (28.5 IU/ngày)
Năm giới
• Trên 14 tuổi: 15 mg/ngày (22 4 IU/ngày)
Liều cao hơn được sử dụng để điều trị thiếu vitamin E, sử dụng liều cao phải có chỉ định của bác sĩ.
Hàm lượng tối đa như:
• Từ 1 - 3 tuổi: 200 mg/ngày (300 IU/ngày)
• Từ 4 - 8 tuổi: 300 mg/ngày (450 IU/ngày)
• Từ 9 - 13 tuổi: 6000 mg/ngày (900 IU/ngày)
• Từ 14 - 18 tuổi: 800 mg/ngày (1200 IU/ngày)
• Trên 19 tuổi: 1000 mg/ngày (1500 IU/ngày)
Một số chú ý khi uống vitamin E
• Muốn vitamin E hấp thụ tốt nhất vào cơ thể, bạn cần phải có đủ chất béo và dầu mỡ vì đây là loại vitamin tan trong dầu mỡ.
Một số lưu ý quan trọng khác về cách uống vitamin E:
• Mỗi ngày, nhu cầu vitamin E của một người lớn là khoảng 15mg.
• Không được lạm dụng vitamin E. Việc lạm dụng loại vitamin này để làm đẹp có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với những đối tượng sử dụng vitamin E liều cao. Một số trường hợp tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây ra tử vong.
• Không sử dụng vitamin E trong thời gian quá dài. Phụ nữ ngoài 30 có thể làm đẹp bằng cách bổ sung vitamin E khoảng 1, 2 tháng. Sau đó ngừng thuốc một thời gian rồi mới uống tiếp.
• Những người khỏe mạnh thì không nên bổ sung vitamin E tổng hợp, mà chỉ cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại dầu thực vật sẽ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E cho cơ thể. Cụ thể như: mầm lúa mì, đậu nành, dầu hướng dương mầm thóc, giá đỗ, một số loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, và nhiều loại trái cây,...
• Một số đối tượng bị bệnh da khô, tóc gãy rụng hoặc một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, hay mỡ máu, người có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung vitamin E.
• Cần phải đọc kỹ hướng dẫn trường khi sử dụng, tuân theo chỉ định về liều dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ. Đặc biệt cẩn trọng với loại vitamin E dạng dung dịch.
• Những người da nhờn sử dụng Vitamin E dạng bôi có thể gây ra mụn. Loại này chỉ hữu ích đối với những người da khô hoặc da bị lão hóa.
Tác dụng phụ khi dùng quá liều vitamin E
Nhìn chung, vitamin E khá an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu dùng ở liều lượng cao thì vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ như:
• Mệt mỏi
• Đau đầu
• Buồn nôn và nôn
• Phát ban nhẹ
Một số vấn đề nghiêm trọng hơn bạn có thể gặp phải như:
• Đau bụng
• Tiêu chảy
• Suy nhược cơ thể
• Rối loạn tiêu hóa
• Đau đầu, choáng váng, thị lực bị ảnh hưởng
• Yếu sức, ngất xỉu
• Dễ bị bầm tím, chảy máu
Các tác dụng phụ này sẽ biến mất khi bạn ngừng dùng vitamin E. Nếu chúng vẫn còn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị hiệu quả
Tác hại khi thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E có thể gây rối loạn các hoạt động của cơ thể như: cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm, suy giảm thị lực,… Vậy thiếu vitamin E gây ra bệnh gì? Có thể kể đến một số dấu hiệu thiếu vitamin E với tình trạng cơ thể như sau:
• Giảm trương lực cơ: vitamin E đảm nhận vai trò liên quan đến sức mạnh của cơ bắp. Nếu không bổ sung đủ vitamin E rất đau cơ hoặc mắc các bệnh về cơ bắp. Theo nghiên cứu cho thấy nếu thiếu vitamin E, màng sinh chất của tế bào rất dễ bị rách và không thể hồi phục đúng cách, đây là một vấn đề lớn đối với tế bào và toàn cơ thể.
• Suy giảm thị lực: thiếu hụt vitamin E có thể khiến võng mạc bị thoái hóa nhanh, suy yếu võng mạc, dẫn đến mờ mắt, quáng gà, suy giảm thị giác.
• Thiếu máu: Giảm số lượng hồng cầu trong máu do sự phân hủy bất thường của hồng cầu sẽ gây nên bệnh thiếu máu tán huyết.
• Thiếu hụt vitamin E là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu
• Thiếu hụt vitamin E là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu
• Rối loạn thần kinh: thiếu hụt vitamin E làm tăng thoái hóa và tổn thương các tế bào thần kinh, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân. Điều này ảnh hưởng đến phản xạ cơ thể, mất thăng bằng, vận động thiếu phối hợp.
• Gây sảy thai: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin E sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp đôi những sản phụ được bổ sung đầy đủ vitamin này. Chính vì thế, bổ sung vitamin E cho bà bầu là một việc quan trọng và cần được lưu ý.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin E
Rất hiếm khi gặp trường hợp thiếu vitamin E. Những người có chế độ ăn bình thường sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin E của cơ thể mà không cần phải sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin E.
Vậy tại sao thiếu vitamin E? Nhiều trường hợp thiếu hụt vitamin E là do chế độ ăn không thích hợp hoặc mắc một số bệnh liên quan đến hấp thu và chuyển hóa vitamin E. Có thể nói đến những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin E như sau:
• Khẩu phần ăn thiếu vitamin E: Khi bạn không thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể, lâu dần cơ thể sẽ thiếu hụt vitamin E. Vì thế hãy chú ý cân bằng khẩu phần hàng ngày và bổ sung thường xuyên những thực phẩm giàu vitamin E.
• Trẻ sinh thiếu tháng: trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả vấn đề về hấp thu và chuyển hóa vitamin E.
• Các bệnh lý xơ nang tuyến tụy, teo ống dẫn mật: Vitamin E là vitamin tan trong dầu. Các bệnh lý này liên quan đến hấp thu và chuyển hóa chất béo, vì thế mà gián tiếp ảnh hưởng đến hấp thu vitamin E.
Uống vitamin E như thế nào?
Người dùng nên sử dụng vitamin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng so với khuyến cáo.
Tùy thuộc vitamin E được bào chế dưới dạng nào mà chúng ta lựa chọn như:
Bên cạnh thực phẩm, vitamin E thường có trong một số thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng ở dạng:
• Dạng lỏng
• Dung dịch
• Viên nén
• Viên nang lỏng
• Viên nén nhai
• Bột pha dung dịch
• Viên nang vitamin E
• Vitamin E tổng hợp có nhiều dạng chế phẩm trên thị trường như:
+ Viên nén hoặc viên bao đường có các hàm lượng 10mg, 50mg, 100mg, 200mg
+ Viên nang hàm lượng 200mg, 400mg, 600mg
+ Ống tiêm dung dịch dầu: 30mg/ml, 50mg/ml, 50mg/ml, 100mg/ml, 300mg/ml; dùng tiêm bắp.
Uống vitamin E trong bao lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và từng lứa tuổi khác nhau thì thời gian sử dụng vitamin E sẽ khác nhau, ví dụ: Để phục hồi sau phẫu thuật mắt bằng laser, người bệnh cần 343 IU vitamin E (alpha-tocopheryl nicotinate) và 25.000 đơn vị vitamin A (retinol palmitate) được chia cho 3 lần mỗi ngày trong vòng 30 ngày, sau đó tiếp tục sử dụng hai lần mỗi ngày trong 2 tháng.
• Đối với một rối loạn di truyền trong máu làm giảm mức độ protein trong máu được gọi là bệnh thiếu máu Beta thalassemia, người bệnh cần 298 mg vitamin E mỗi ngày trong 4-8 tuần.
• Do đó, để biết chính xác hàm lượng và thời gian sử dụng vitamin E phù hợp với điều kiện sức khỏe cụ thể, bạn cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi bắt đầu sử dụng.
Các thực phẩm giàu vitamin E
Hạnh nhân. 100g hạnh nhân có chứa tới 26,2mg vitamin E. Bạn có thể dùng hạnh nhân tươi hoặc các sản phẩm từ hạnh nhân.
• Củ cải. Củ cải cung cấp khoảng 17% giá trị vitamin E bạn cần nạp mỗi ngày.
• Hạt dẻ. Hạt dẻ chứa nhiều viatmin E và các chất dinh dưỡng khác.
• Rau cải xanh. Rau cải xanh cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin E, A, C, K và folate.
• Rau bina. Không chỉ giàu vitamin E, rau bina còn có nhiều chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi và folate.
• Bơ. Bạn có biết nửa quả bơ có chứa tới 2mg vitamin E, đây chính là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào.
• Bông cải xanh. Bông cài xanh có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.
Bảo quản vitamin E
Bạn nên bảo quản vitamin như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc vitamin E ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi bác sĩ, dược sĩ. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Tương tác thuốc với vitamin E
Các thuốc có tương tác với vitamin E gồm:
• Tác nhân alkyl hóa (Alkylating agents) và kháng sinh chống ung thư (anti-tumor antibiotics): Có lo ngại rằng việc sử dụng vitamin E liều cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của các loại thuốc hóa trị này.
• Sử dụng vitamin E cùng với các loại thuốc chống đông máu hoặc một số thảo dược sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu và làm tăng nguy cơ chảy máu.
• Statin và niacin: Uống vitamin E với statin hoặc niacin có thể có lợi cho những người bị cholesterol cao nhưng có thể làm giảm tác dụng của niacin.
• Uống vitamin E cùng với vitamin K có thể làm giảm tác dụng của vitamin K.